Nguồn cung xi măng được dự báo sẽ tăng mạnh trong vài năm tới Theo ông tới, trong năm nay, chỉ có thêm dây chuyền II của Xi măng Công Thanh (Thanh Hóa), công suất 3,6 triệu tấn/năm sẽ được Tập đoàn Công Thanh đưa vào vận hành trong quý III nên nhìn chung tác động đến không cao.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2019, ít nhất sẽ có 3
dự án xi măng lớn đi vào hoạt động. Đây đều là những dự án nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và sẽ đưa vào vận hành vào khoảng năm 2018 - 2019, khớp với dự báo đến năm 2019, tổng công suất các nhà máy xi măng khoảng 95 triệu tấn, trong đó sẽ dành cho xuất khẩu 17 triệu tấn (17 - 19%).
Vừa qua,
Tập đoàn Xuân Thành đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị dây chuyền II Nhà máy Xi măng Xuân Thành (Hà Nam) công suất 12.500 tấn clinker/ngày với nhà thầu FLSmidth (Đan Mạch), nâng tổng công suất của nhà máy lên 4,5 triệu tấn
xi măng/năm. Theo Chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Xuân Thành, dự án dây chuyền II sẽ bảo đảm cung ứng cho thị trường xi măng trong nước và
xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu clinker cho các trạm nghiền của Tập đoàn tại các nước châu Âu, châu Phi.
Cũng tại tỉnh Hà Nam, một dự án khá lớn là
Xi măng Thành Thắng (dây chuyền II của Nhà máy Xi măng Thanh Liêm), do Công ty CP Đầu tư Thành Thắng Group làm chủ đầu tư, đang ở giai đoạn chuẩn bị thủ tục đầu tư để tiến tới khởi công xây dựng với công suất 2,3 triệu tấn/năm.
Trong số các dự án xi măng lớn sắp đưa vào vận hành, phải kể đến dự án
Xi măng Sông Lam 1 tại tỉnh Nghệ An, do Tập đoàn Xi măng The Vissai mua lại từ Công ty CP Xi măng Đô Lương. Đây là dự án có công suất lớn, khoảng 7,2 triệu tấn/năm. Giai đoạn I của nhà máy hiện đang xây dựng, gồm hai dây chuyền, tương đương bốn triệu tấn/năm.
Theo tính toán của ông Tới, tại thời điểm năm 2019, nguồn cung vẫn dư thừa lớn và còn tăng mạnh. Do vậy, cuộc cạnh tranh được dự báo sẽ rất căng thẳng, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần tính toán thận trọng, hợp lý.
Mạnh Thân - VLXD.org