>> Philippin trở thành thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam
>> 9 tháng: Tiêu thụ xi măng toàn ngành đạt 43,5 triệu tấn
>> Tháng 9: Tiêu thụ xi măng nội địa tăng mạnh, giá ổn định
Tiêu thụ nội địa tăng 7,7%, xuất khẩu khó
Kết thúc 9 tháng năm 2016, sản lượng
tiêu thụ xi măng nội địa tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2015. Đây là con số tăng trưởng khá với tốc độ tăng tương đối đều. Nếu tính riêng tháng 9/2016, tiêu thụ xi măng nội địa đạt 5,25 triệu tấn,
xuất khẩu clinker và xi măng ước đạt 1,3 triệu tấn. 9 tháng, tổng sản lượng
xi măng tiêu thụ nội địa ước đạt 43,55 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu clinker và xi măng ước đạt 11,7 triệu tấn bằng 98,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Nếu tiêu thụ nội địa tiếp tục tăng thì ngược lại
xuất khẩu xi măng của nước ta gặp khó khăn, sản lượng và giá trị xuất khẩu sụt giảm trong năm 2016. Nguyên nhân là do các
doanh nghiệp sản xuất xi măng nước ta gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước láng giềng sản xuất xi măng như Thái Lan, Trung Quốc…
Việt Nam xếp thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về sản lượng sản xuất xi măng, nhưng thực tế lượng xi măng xuất khẩu của Việt Nam so với Thái Lan lại thấp hơn rất nhiều. Là quốc gia có kinh nghiệm lâu năm trong xuất khẩu xi măng với những bạn hàng truyền thống lại có lợi thế cạnh tranh là chất lượng và vận chuyển nhanh nên xi măng Thái Lan chiếm ưu thế hơn hẳn xi măng Việt Nam khiến DN xuất khẩu xi măng của Việt Nam lép vế.
Nước láng giềng Trung Quốc sau thời gian phát triển nóng đã dư thừa công suất khoảng 670 triệu tấn xi măng, lượng dư này gấp khoảng 8 lần tổng công suất xi măng của Việt Nam. Một trong những phương thức cạnh tranh của xi măng Trung Quốc là cạnh tranh về giá, giảm giá để cạnh tranh. Phương thức cạnh tranh này khiến các
doanh nghiệp xi măng của Việt Nam nói riêng và các DN xi măng nước ngoài khác nói chung rất khó để chen chân.