Đó là thông tin được ông Phạm Văn Bắc, Phó vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tại Hội thảo “Cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng” do Bộ Xây dựng vừa tổ chức.
Theo đánh giá của ông Bắc, thị trường VLXD
sau một thời gian chững lại do bất động sản đóng băng nay đã khởi sắc,
có những bước phát triển khá ấn tượng, vươn lên vị trí hàng đầu trong
khu vực.
Năm 2005, sản lượng xi măng của Việt Nam chỉ đứng thứ 17
thế giới và còn phải nhập khẩu do cung thiếu cầu. Năm 2013, ngành xi
măng đã sản xuất đủ nhu cầu trong nước, đạt doanh thu 600 triệu USD xuất
khẩu và vươn lên đứng đầu trong khu vực ASEAN.
Việt Nam đứng đầu ASEAN về xuất khẩu xi măng. Tương
tự, tình hình xuất khẩu vật liệu xây dựng (VLXD) của Việt Nam luôn
thuộc hàng đầu trong khối ASEAN như: Gạch ốp đứng thứ 1, chiếm 34% sản
lượng; Sứ vệ sinh đứng 2 sau Thái Lan. Trong đó, sứ vệ sinh mang lại giá
trị thương mại lớn hơn so với các sản phẩm khác.
Dù đạt được
những con số ấn tượng trong sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nhưng theo
ông Bắc, ngành VLXD Việt Nam vẫn còn tồn tại một số điểm yếu như: việc
xuất khẩu sản phẩm còn nhỏ lẻ, chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu,
khuếch trương giới thiệu sản phẩm; doanh nghiệp Việt Nam bị ép giá; giá
bán của các sản phẩm Việt Nam thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại
của nước khác.
Theo đó, ông Bắc phân tích nguyên nhân không chỉ
do yếu tố công nghệ và thương hiệu mà một phần do các doanh nghiệp Việt
Nam chưa có sự hợp tác, hỗ trợ nhau, còn tồn tại tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh, tự ép giá dẫn đến thua thiệt.
Do đó, việc áp
dụng luật cạnh tranh trong lĩnh vực VLXD, tiếp thu kinh nghiệm của các
nước phát triển chính là điều kiện để thúc đẩy thị trường, nâng cao chất
lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Bắc cũng cho biết,
mục tiêu đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu VLXD đạt 2-2,5 tỷ USD.
Theo DNSG
Ý kiến của bạn