>> 4 cách chống thấm sân thượng hiệu quả
>> Giải đáp 10 câu hỏi về việc dùng sơn lót chống thấm
>> Quy trình sản xuất sơn chống thấm kết tinh gốc xi măng
Có thể nói composite là vật liệu tối ưu nhất áp dụng rất nhiều trong các dịch vụ chống thấm, bọc phủ composite,… mà không có bất kỳ vật liệu nào có thể sánh kịp.
Vì sao nên sử dụng chống thấm composite
Chúng ta nên đầu tư cho công trình sử dụng vật liệu Composite. Bởi sản phẩm là hội tụ, kết tinh của những đặc tính vượt trội về khả năng chống thấm dột, chống mài mòn,… cùng độ bền của nó.
Chính nhờ vào tính chất đó, composite có thể trực tiếp chống lại sự ăn mòn của thời tiết, thiên nhiên, các chất hóa học và chống thấm nước hoàn hảo. Sau đây là một số ưu điểm khi sử dụng giải pháp chống thấm bằng vật liệu composite bạn không thể bỏ qua:
– Khả năng chống thẩm thấu nước, chịu nhiệt tốt. Chống tia UV, chống cháy tuyệt vời. Không bị lão hóa khi gặp sự biến đổi thời tiết, khí hậu đột ngột.
– Khối lượng riêng của vật liệu nhẹ, khi khô sẽ tạo độ cứng bền vững, chịu được va đập và có thể uống kéo một cách dễ dàng.
– Chống rỉ sét, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Tính năng chống ăn mòn tối ưu.
– Sản phẩm không dẫn điện nên an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
– Giá thành tương đối phải chăng, thấp hơn so với chất lượng và thời gian nó bền mang lại.
– Màu sắc tươi sáng, phù hợp với các môi trường khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho công trình.
– Dễ dàng thi công và sử dụng. Có tuổi thọ chống thấm cao.
Sản phẩm được ứng dụng trong nhiều các lĩnh vực của đời sống khác nhau. Như chống thấm bể bơi; Chống thấm bể xử lý nước thải; Chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm tường ngoài, sàn hầm, chống thấm sân thượng, xử lý ăn mòn….
Và hiệu quả tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ loại vật liệu chống thấm nào có thể đạt được những tính năng vượt trội như vật liệu chống thấm composite.
Quy trình chống thấm composite
Hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu chống thấm Composite, cũng như đa dạng các hạng mục chống thấm. Nên ta cần thay đổi tiến trình thi công phù hợp với từng giải pháp và tính chất của vật liệu chống thấm. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn quý khách hàng quy trình chống thấm bằng Composite ở dạng keo hay sơn.
Bước 1: Vệ sinh, xử lý toàn bộ bề mặt trước khi chống thấm Composite.
Bước 2: Pha keo và chất đông rắn theo tỷ lệ phù hợp. Để làm được điều này, bạn cần để ý các yếu tố như thời tiết, diện tích mặt bằng, số lượng công nhân. Qua đó sẽ có phương án pha sơn tốt nhất.
Bước 3: Tiến hành phủ lớp sơn thứ nhất. Kỹ thuật sơn quan trọng nhất đó bạn phải lăn đều tay. Đặc biệt chú ý lớp sơn tại các góc cạnh, lồi lõm, các vết nứt,…
Bước 4: Phủ lớp vải tissue. Sau 15 phút khi lớp keo thứ nhất hóa cứng. Thực hiện phủ vải tissue lên, làm cho keo thấm ngược lại tấm vải. Nhưng cần phải chú ý đến bề mặt nhám và độ bóng của vải.
Bước 5: Tiếp tục lăn lớp sơn thứ 3 sau khi đợi 15 phút để lớp sơn thứ 2 khô.
Bước 6: Chờ 15 phút cho keo chống thấm bằng Composite đã đông cứng hoàn toàn và bám dính vào bề mặt chống thấm. Tiến hành dải lớp cát sạch lên bề mặt.
VLXD.org (TH/ Phuongnamcons)