1. Phân loại gạch
Gạch tường thường được chăm chút kỹ hơn với những họa tiết trang trí đặc sắc kèm theo từ gạch viên và gạch điểm. Thông thường
gạch viên và gạch điểm có họa tiết nền giống gạch tường trong cùng một bộ.
Gạch nền thường đơn giản và đậm màu hơn gạch tường (trong cùng một bộ). Gạch nền cũng cần có gạch viền góc cho nền và gạch viền cạnh cho nến.
Thông thường, các nhà sản xuất đã đưa ra công thức sản xuất phù hợp với chức năng sử đụng của từng loại gạch. Gạch tường có độ rỗng xốp để nhẹ hơn và độ hút nước cao để bám dính tốt hơn khi ốp.
Với
gạch nền có
kết cấu đặc, chắc chắn hơn để đảm bảo độ cứng khi thường xuyên chịu tác động của những tải trọng lớn trong sử dụng. Để phân biệt bằng mắt thường, bạn có thể đổ một ít nước lên mặt sau của viên gạch, viên gạch nào có độ hút nước nhanh là gạch tường, còn lại là gạch nền vì độ hút nước của gạch nền rất thấp.
2. Các chủng loại gạch Hiện trên thị trường có rất nhiều loại gạch khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào hai loại:
- Gạch ceramic (gạch men): gồm phần thân bằng đất sét, tràng thạch và bề mặt tráng men (thủy tinh) với các họa tiết và hoa văn trang trí.
-
Gạch porcelain (gạch đá, gạch bóng kính, gạch đồng chất.. .): gồm phần thân được làm bằng đất sét, tràng thạch và bột đá có hoặc không có phủ men trên bề mặt.
3. Cách lựa chọn gạch ốp lát Bên cạnh việc chọn lựa màu sắc hay họa tiết theo sở thích, khách hàng cần lưu ý đến vấn đề chọn mẫu gạch cho phù hợp với khu vực sử dụng.
- Chọn gạch với bề mặt có độ bám dính tốt (chống trơn trượt) trong trường hợp sử dụng gạch cho các khu vực dễ ẩm ướt như sàn phòng vệ sinh, sàn nhà bếp, sân thượng, ban công...
- Chọn gạch có bề mặt nhẵn để thuận tiện cho việc giữ gìn vệ sinh như tường bếp, tường phòng vệ sinh...
Ngoài ra, thông thường các khu vực có mật độ giao thông cao như các công trình công cộng hay phải chịu nhiều ma sát, tải trọng cao như garage, tầng hầm... nên chọn gạch porcelain.
Hiện nay có khá nhiều công trình công cộng cũng như dân dụng sử dụng gạch bóng kính, đây là một vấn đề cần lưu ý. Gạch bóng kính là loại gạch khá thông dụng vì đa số người tiêu dùng cho rằng đây là loại gạch có vẻ cao cấp và giá thành lại tương đối nên rất ưa chuộng. Tuy nhiên, việc sử dụng loạt gạch này cần cân nhắc kỹ về ứng dụng. Ví dụ: những khu vực dễ trơn trượt như nhà bếp, nhà tắm... thì tuyệt đối không nên dùng, hoặc cần sự ấm cúng như phòng ngủ... thì không thích hợp; những khu vực cần thể hiện sự hào nhoáng thì tương đối thích hợp sử dụng loại gạch này. Nhưng với sự phản chiếu của gạch bóng kính, nội thất sẽ cần lưu ý hơn khi bày trí để tránh làm rối mắt.
Ngoài chức năng ốp lát, gạch còn một chức năng mà ít ai để ý đến, đó là làm phong nền để tôn
nội thất của ngôi nhà lên và nội thất là nội dung chính của ngôi nhà.
4. Một số lưu ý khi chọn mua gạch ốp lát
Màu sắc và kích thước Về nguyên tắc chung, trên các thùng gạch nhà sản xuất sẽ ghi rõ ký hiệu màu sắc (tonality) hoặc sai số kích thước (calibre). Khi ốp lát, cần lưu ý chọn các thùng gạch có cùng tonality và calibre cho một khu vực, các nhà thầu chuyên nghiệp biết rất rõ việc này.
Về màu sắc, không có nguyên tắc nào cho việc chọn lựa màu sắc gạch trong sử dụng, có thể tùy chọn theo sở thích.
Về kích thước, thường thì gạch với kích thước lớn sẽ cho ta cảm giác làm không gian có vẻ rộng lớn hơn, nhưng lưu ý vớị không gian phổ thông ở Việt Nam (chủ yếu là nhà ống) thì các nhà tắm có kích thước khá nhỏ, việc sử dụng gạch size quá lớn sẽ làm cho không gian của bạn mất đi sự duyên dáng. Hãy hỏi kiến trúc sư hoặc tư vấn viên của các nhà sản xuất gạch để được tư vấn. Đây là dịch vụ miễn phí của đa số các nhà sản xuất uy tín và họ thường làm rất tốt việc này.
Số lượng gạch cần mua: Bạn không cần phải bận tâm về việc này, chỉ cần mang bản vẽ công trình đến showroom của nhà sản xuất gạch bạn lựa chọn. Sau khi chọn mẫu gạch phù hợp và trao đổi về những yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn sẽ lên thiết kế cách ốp lát phù hợp theo bản vẽ mà bạn cung cấp và lập bảng dự toán toàn bộ số lượng gạch cần cho công trình và cả số lượng dự trù (thưởng là 5% trên tổng số gạch sử dụng).
Một lưu ý nhỏ là chủ nhà nên yêu cầu nhà thầu cung cấp một số lượng nhỏ gạch để dự trữ trong kho để thay thế trong trường hợp có một hay vài viên bị vỡ do lý do nào đó sau một thời gian sử dụng. Nhà sản xuất phải thường xuyên cập nhật mẫu mới nên có thể sẽ không còn mẫu gạch mà bạn đã sử dụng.
5. Nguyên tắc thi công ốp lát gạch thông thường - Thi công nền hoặc tường thật phẳng, không bị mấp mô (nếu nền bị mấp mô gạch sẽ rất dễ nứt vỡ khi sử dụng).
- Phân loại gạch theo thông số màu và sai số kích thước để sử dụng ốp lát cho cùng một khu vực.
- Ngâm gạch vào nước sạch trước khí ốp lát khoảng 5-10 phút (việc này giúp gạch dễ kết dính gạch vào vữa dán gạch hơn).
- Ron gạch: chừa khoảng cách giữa các ron gạch theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để tránh bị tình trạng nền gạch bị lốc lên, nổ sàn gạch... sau khi ốp lát do tính giãn nở tự nhiên nói chung của sản phẩm gạch. Hiện nay, các nhà thi công hoàn thiện đã sử dụng ron chữ thập (với các độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu) để định vị cho các đường ron khi thi công, giúp ron thẳng, đồng nhất, đẹp hơn và thời gian thi công nhanh chóng. Thông thường gạch porcelain có yêu cầu chừa đường ron nhỏ hơn gạch ceramic do tính giãn nở ít hơn.
Lưu ý dùng các thiết bị sạch để lau dọn vệ sinh sau khi chà ron tránh để đất cát, bụi bẩn bám vào làm dơ đường ron khi chưa khô.
- Tránh đi lại, để vật nặng trên bề mặt vừa lót gạch ít nhất 24 tiếng sau khi ốp lát để gạch và vữa đạt độ ổn định và ninh kết chặt.
- Tránh kéo các vật nặng có góc cạnh sắc trên bề mặt gạch dễ làm trầy xước mất thẩm mỹ của gạch.
Mạnh Thân (TH)