>> Khai mạc Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 của Liên đoàn Bê tông châu Á (ACF 2016)
>> Ngày 30/10, Hội nghị quốc tế của Liên đoàn Bê tông châu Á sẽ diễn ra tại Hà Nội
Với nhu cầu sử dụng đang ngày càng gia tăng, việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển
bê tông bền vững là việc rất cần thiết hiện nay, đặc biệt là đối với ngành xây dựng Việt Nam trong việc tạo ra cơ sở kết cấu hạ tầng, nhà ở, đô thị, quyết định đến sự phát triển của đất nước.
Trong thời gian qua, nhiều công trình có quy mô lớn tại Việt Nam với yêu cầu kỹ thuật cao,
kết cấu bê tông và
công nghệ hiện đại đã được thi công xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả như công trình Thủy điện Sơn La, cụm công trình Cảng Hàng không quốc tế T2 Nội Bài, cầu Nhật Tân, cùng nhiều nhà cao tầng, các khu đô thị mới...
Bên cạnh đó, các công nghệ xây dựng nhà cao tầng (móng cọc khoan nhồi, kết cấu khung nhà sử dụng
bê tông cường độ cao 50-80MPa,...) trong những năm 2000 cũng đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể của ngành xây dựng. Đồng thời, các công nghệ sử dụng
bê tông nhẹ, thân thiện môi trường cũng đã và đang tiếp tục được nghiên cứu, ứng dụng trong xây dựng nhà ở để thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước về phát triển nhà ở quốc gia.
Theo Bộ Xây dựng cho biết, cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng bê tông làm
vật liệu xây dựng là chủ yếu.
Năm 2015, Việt Nam sản xuất khoảng hơn 75 triệu tấn
xi măng (là nguyên liệu chính để sản xuất bê tông). Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 là 93-95 triệu tấn, đến năm 2030 là 113-115 triệu tấn.
Việc tăng sản lượng xi măng để phục vụ nhu cầu xây dựng của Nhà nước và người dân cũng đồng nghĩa với việc gia tăng khai thác đá vôi, đất sét là các nguyên liệu chính sản xuất xi măng, đồng thời gây phát thải khí nhà kính trong quá trình nung nguyên liệu chế tạo clinker và các công đoạn sản xuất khác của xi măng.
Sản xuất bê tông không chỉ cần xi măng mà đồng thời
cát, đá thiên nhiên cũng được khai thác để làm cốt liệu. Việc khai thác các nguyên liệu từ thiên nhiên thực tế có ảnh hưởng đến môi trường sống và sẽ dẫn đến nghiêm trọng nếu công tác khai thác không được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Do đó, đây là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm.
Trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các bộ đã soạn thảo, ban hành nhiều bộ luật quan trọng như Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Nghị định Quản lý vật liệu xây dựng và một số văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến việc sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và bê tông.
Với những thay đổi bổ sung mang tính chất chặt chẽ hơn, đây sẽ là cơ sở để việc khai thác sản xuất xi măng, bê tông một cách hợp lý, tối ưu nhất, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
"Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai" là chủ đề của Hội nghị Bê tông châu Á lần thứ 7 đang diễn ra tại Hà Nội từ ngày 30/10 đến hết ngày 2/11. Đây là Hội nghị quốc tế có uy tín trên thế giới, là diễn đàn quan trọng để các nhà chuyên môn, các đại diện của các cơ quan Chính phủ, các nhà lập pháp, các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư, các nhà thầu xây dựng và các tổ chức nghề nghiệp chia sẻ các kết quả nghiên cứu và phát triển, các sáng tạo về công nghệ sản xuất và ứng dụng bê tông theo hướng bền vững và các chính sách, quy định liên quan.
Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 30/10 – 2/11/2016. |
Theo Báo Đầu tư