Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bê tông

Quy trình thi công bê tông mài trong các công trình xây dựng

26/12/2022 - 01:56 CH

Thi công bê tông mài là quá trình mài mặt sàn bê tông hay chính là đánh bóng nền. Đối với những sàn bê tông cũ và mới đổ đều có thể áp dụng phương pháp này bằng việc sử dụng các thiết bị mài sàn bê tông chuyên dụng và các đĩa mài kim cương với số grit từ 30# tới 50# nhằm phá bỏ những điểm mấp mô, gồ ghề, khuyết thiếu giúp mặt sàn đạt được độ bằng phẳng và láng mịn tiêu chuẩn.
>> Ứng dụng bê tông mài trong xây dựng
>> Sàn nhà bê tông mài và những điều cần lưu ý

Sau đó là bước phun hóa chất giúp tăng cứng mặt sàn, bước này sẽ quyết định độ rắn chắc và bền cũng như khả năng chống thấm của sàn bê tông.

Ưu điểm khi thi công bê tông mài

Độ bền cao

Độ bền cao chính là ưu điểm nổi bật nhất của sàn bê tông mài bởi đặc điểm kết cấu của bê tông cáo khả năng chịu được mọi tác động của môi trường, vì vậy được sử dụng vô cùng phổ biến, đặc biệt ứng dụng cho các công trình ngoài trời.

Tiết kiệm chi phí

So với những loại sàn truyền thống có giá thành đắt đỏ như sàn gỗ, đá cẩm thạch,… thì chi phí thi công mài được đánh giá là khá phải chăng giúp tiết kiệm chi phí xây dựng cho toàn bộ công trình, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình từ nông thôn đến thành thị. Không chỉ vậy, bê tông mài có độ bền cao nên sẽ tiết kiệm được chi phí sửa chữa và bảo trì thường xuyên.

Thiết kế độc đáo, đa dạng

Bê tông màu đạt được hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo nhờ sự kết hợp giữa các vật liệu đá, cát, bê tông… với tỷ lệ hoàn hảo và tạo được những hoa tiết, hoa văn với màu sắc vô cùng bắt mắt.  

Thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe

Bê tông mài được đánh giá là thân thiện với môi trường cũng như lợi ích mang lại cho sức khỏe bởi khả năng kháng hóa chất vô cùng hiệu quả.
 

Thi công bê tông mài

Ứng dụng của bê tông mài

Phòng khách

Phòng khách là không gian cần đạt được vẻ đẹp độc đáo ấn tượng nên việc sử dụng bê tông mài cũng là một ý tưởng vô cùng thú vị giúp cho không gian thêm phần nổi bật và đạt được những giá trị riêng. Đồng thời, bê tông mài vô cùng thuận lợi cho việc vệ sinh nên sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho khu vực tiền sảnh phòng khách, giúp ngôi nhà luôn sạch sẽ và như mới.

Nhà bếp

Bê tông mài được khuyên sử dụng cho phòng bếp bởi đây là không gian sinh hoạt chính cũng như nấu nướng với khói bếp và dầu mỡ nên đòi hỏi nền nhà có độ bền cao và dễ dàng vệ sinh. Với những ưu điểm đó thì còn chần chừ gì mà không lựa chọn bê tông mài cho nhà bếp, vừa tiết kiệm, thẩm mỹ lại đạt được nhiều lợi ích khi sử dụng.

Phòng tắm

Bê tông mài sở hữu những ưu điểm như độ bền cao, khả năng chống thấm vô cùng hiệu quả và không mất công sức bảo trì nên vô cùng thích hợp sử dụng cho phòng tắm. Không chỉ vậy bê tông mài với phong cách độc đáo với hiệu ứng thẩm mỹ cao nên hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về một phòng tắm hoàn hảo.  

Tầng hầm

Tầng hầm là khu vực thiếu ánh sáng cũng như không khí tự nhiên nên thường gặp các vấn đề ẩm ướt, nấm mốc nên việc sử dụng bê tông mài sẽ là giải pháp chống ẩm vô cùng hiệu quả. Nếu bạn có ý định xây tầng hầm cho công trình của mình thì bê tông mài chính là sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời đấy nhé.
 
Gara để xe

Gara để xe thường được bố trí ở mặt tiền của ngôi nhà, chính vì vậy cần được thiết kế và thi công như một phần của ngôi nhà để đạt được vẻ đẹp tổng thể hoàn hảo. Thay vì mặt sàn thông thường, cứng nhắc thì tại sao bạn không đánh bóng và kết hợp màu sắc độc đáo biến không gian nhà để xe thành không gian yêu thích của căn nhà.

Trung tâm, cửa hàng kinh doanh

Những trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh, văn phòng, trường học, bệnh viện, công ty, xí nghiệp ngày nay sử dụng sàn bê tông mài vô cùng phổ biến bởi đây là nơi có nhiều người qua lại yêu cầu mặt sàn phải có độ bền cao. Đặc biệt, việc kết hợp trang trí logo trên mặt sàn bê tông mài cũng là ý tưởng vô cùng độc đáo đấy nhé.
 

Quy trình thi công bê tông mài

Quy trình thi công bê tông mài gồm rất nhiều bước cơ bản yêu cầu phải được thực hiện bài bản theo các bước dưới đây.

Bước 1: Kiểm tra bề mặt và chuẩn bị

Đây là công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thi công bê tông tông mài. Bước này phải đảm bảo diễn ra thật tốt để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Ở bước này bạn phải kiểm tra xem sàn có bị hư hỏng, xuất hiện vết nứt hay độ gồ ghề như thế nào để đưa ra phương án thi công thích hợp nhất. Với trường hợp sàn không có quá nhiều hư hỏng hay khiếm khuyết thì phương án thi công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và ngược lại, phải có những phương án thích hợp cho những mặt sàn nhiều khiếm khuyết.

Bước 2: Tiến hành mài bề mặt sàn

Sau bước chuẩn bị có thể tiến hành mài bề mặt sàn bằng các thiết bị chuyên dụng. Bước này cần lưu ý mài đúng kỹ thuật, sử dụng các đĩa mài có độ nhám theo thứ tự từ thấp đến cao khi đã chuẩn bị bề mặt hoàn tất, nhân công có thể bắt tay vào mài bề mặt với máy móc, thiết bị chuyên dụng. Khi mài, sử dụng lần lượt các loại đĩa mài với độ nhám từ thấp đến cao, điều chỉnh mức độ mài phù hợp sao cho bề mặt sàn đạt được độ nhẵn đúng yêu cầu.

Bước 3: Phun hóa chất tăng cứng

Bước tiếp theo trong quy trình thi công bê tông mài là phun hóa chất tăng cứng cho sàn giúp sàn đạt được khả năng chịu lực tốt nhất cũng như giúp tăng khả năng chống thấm và lưu màu hiệu quả. Bước này bạn cần lưu ý lựa chọn hóa chất phù hợp để sàn đạt được chất lượng cũng như vẻ đẹp như mong muốn.

Bước 4: Đánh bóng cho mặt sàn

Đây là bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua để mặt sàn đạt được tính thẩm mỹ cao nhất. Công tác đánh bóng yêu cầu mặt sàn phải được mài nhẵn và đạt được độ bóng cao. Khi mài sàn cần thay đổi đĩa nhám phù hợp giúp cho quá trình đánh bóng diễn ra hiệu quả.

Bước 5: Phủ bề mặt

Bước cuối cùng trong quy trình thi công bê tông mài và cũng là bước mà nhiều người bỏ qua. Ở bước này yêu cầu sử dụng dung môi hoặc nước tạo một lớp phủ để chống bụi bẩn và dầu mỡ hiệu quả hơn, bước này cũng giúp cho mặt sàn đạt được độ bóng hoàn hảo hơn.

VLXD.org (TH/ Greenhn)

Thương hiệu vật liệu xây dựng