>> Bê tông nhẹ dùng cốt liệu rỗng
>> Bê tông nhẹ - Giải pháp cách âm, chống cháy hiệu quả
Có giá thành hợp lý mà chất lượng lại vượt trội hơn so với những vật liệu truyền thống nên rất được nhiều chủ đầu tư lựa chọn đưa vào công trình tại Việt Nam với nhiều lợi ích thiết thực.
Tấm xi măng nhẹ có trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao, chống mối mọt và thi công nhanh là những ưu điểm mà các chủ đầu tư tại Việt Nam đã đánh giá cao khi ứng dụng vào các công trình. Cùng với những đặc điểm nổi bật đó, tấm xi măng nhẹ sẽ đem đến cho người dùng những lợi ích nào trong xây dựng?
Tấm xi măng nhẹ (tên tiếng Anh: Cement Board) – thường được gọi tên khác là tấm xi măng Cemboard hoặc tấm bê tông nhẹ, Tấm 3D… – là tên thông dụng trên thị trường dành cho loại vật liệu nhẹ dạng tấm được làm từ xi măng Portland, cát mịn và sợi dăm gỗ hoặc sợi Cellulose cao cấp…
Theo đánh giá của các chuyên gia xây dựng tại Việt Nam, tấm xi măng nhẹ có giá thành thi công rẻ hơn so với các loại vật liệu nhẹ khác trên thị trường hiện nay. Đặc biệt, vật liệu này có nhiều ứng dụng và có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều hạng mục công trình khác nhau.
Rất phù hợp sử dụng lót sàn chịu lực, làm vách ngăn cách nhiệt, chống cháy, chịu nước trong các công trình nhà dân dụng và công nghiệp, cải tạo văn phòng, nhà hàng, nhà kho, nhà xưởng, nâng tầng, nâng sàn gác …
Ưu điểm của tấm xi măng nhẹ trong xây dựng
Chống cháy cách nhiệt tốt: Là loại vật liệu chống cháy, cách nhiệt tốt, hạn chế được nguy cơ hỏa hoạn và giảm thiệt hại khi vụ cháy xảy ra. Ngoài ra, nhờ vào đặc tính cách nhiệt cao giúp không gian sống nhà bạn trở nên mát mẻ hơn.
Thi công dễ dàng, tiết kiệm chi phí: Ưu điểm của tấm xi măng nhẹ đó là giúp việc thi công nhanh gọn. Theo các kỹ sư xây dựng sử dụng sản phẩm này có thể giảm được 50% thời gian thi công, giúp tiết kiệm từ 15-30% tổng chi phí xây nhà thông thường. Chính vì vậy được sử dụng nhiều trong xây nhà lắp ghép, phòng trọ hoặc mở rộng nâng thêm tầng.
Trọng lượng nhẹ – Giảm được kết cấu của móng nhà: Tấm xi măng nhẹ thi công xây nhà có trọng lượng nhẹ hơn so với đổ bê tông truyền thống khoảng 1/3 lần nên sẽ giúp giảm được kết cấu của móng nhà đồng thời giảm chi phí xây dựng. Thông thường chi phí của móng nhà chiếm 25-30% của tổng ngôi nhà. Với số tiền tiết kiệm được sẽ giúp bạn giảm nặng được vấn đề kinh tế.
Khả năng chịu ẩm vượt trội: Các phân tử liên kết chặt chẽ tạo màng chắn nhưng cấu trúc vẫn chứa khe rỗng với cơ chế thở 2 chiều giúp tấm thoát hơi nước linh hoạt và hình thành tính năng chịu ẩm vượt trội. Nhờ vậy, tấm xi măng nhẹ với khả năng chịu nước cao có thể được sử dụng ngay cả các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như hồ bơi, phòng tắm, nhà vệ sinh. Đây còn là một giải pháp vật liệu phù hợp nhất cho các hạng mục thi công ngoài trời.
Độ bền cao, chịu lực tốt: Nhờ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên tạo ra những sản phẩm chất lượng. Với tính siêu cứng chắc, chịu được tải trọng lớn, chịu được sức nặng lên đến 1300 kg/m2, ngay cả khi chịu bị va đập mạnh cũng không ảnh hưởng đến độ bền của tấm.
Tính ứng dụng cao: Với nhiều đặc tính ưu việt và đa năng mà vật liệu nhẹ này được sử dụng vào nhiều hạng mục khác nhau như: sàn gác lửng, thay thế cho đổ bê tông, nhà lắp ghép, sàn chịu lực, sàn cơi nới, sàn kỹ thuật, vách ngăn chịu nước, vách ngăn chống cháy,…Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng thi công cho nhiều ứng dụng trần, mái lợp cách nhiệt…
Thông số kỹ thuật tấm xi măng nhẹ
Độ trương nở khi ngâm nước trong 24 giờ: Đây là chỉ số thể hiện mức độ trương nở của sản phẩm sau khi được ngâm nước trong vòng 24h, chúng ta có thể thấy kết quả ghi nhận được là chỉ 0.12%. Đây là hệ số rất thấp so với các loại tấm khác.
Hệ số hấp thụ nước: tuy thành phần cơ bản là xi măng nhưng có độ hấp thụ nước chỉ 34%. Về cơ bản, đối với các ứng dụng ngoài trời khi bị tác động bởi mưa, tấm xi măng nhẹ sẽ hấp thụ nước và sẽ bốc hơi khi gặp thời tiết nắng nóng.
Chống cháy và không bắt lửa: Theo kết quả kiểm nghiệm, tấm có khả năng chống cháy trong vòng 1-2 giờ tùy điều kiện.
Cường độ uốn: Là thông số kỹ thuật quan trọng của tấm xi măng nhẹ, cung cấp cho chúng ta một nguồn dữ liệu đáng tin cậy để so sánh, tính toán kết cấu và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mục đích sử dụng khác nhau.
Kích thước tấm xi măng nhẹ
Việc xác định kích thước tấm xi măng nhẹ là cực kỳ quan trọng cho công trình của bạn, bởi vì, mỗi công trình thường phù hợp với một loại kích thước nhất định, nếu mua sai kích thước thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc thi công.
Thậm chí, nếu mua sai kích thước mà lại cố gắng gia công kích thước đó để lắp đặt không đúng mục đích thì sẽ ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ và chất lượng cho công trình của bạn, chưa kể đến các vấn đề phát sinh về chi phí thay thế sửa chữa…
Hiện nay, tấm xi măng nhẹ có 2 loại kích thước chuẩn như sau: 1m22mx2m44, 1mx2m. Trong số những kích thước trên thì 1m22mx2m44 chính là loại kích thước được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng hiện đại.
Độ dày tấm xi măng nhẹ phổ biến hiện nay
Trong thi công xây dựng, độ dày tấm xi măng nhẹ cũng cực kỳ quan trọng vì mỗi độ dày tấm đã được các nhà sản xuất tính toán để ứng dụng cho từng hạng mục riêng biệt.
Độ dày tấm xi măng nhẹ rất đa dạng, từ 3.5mm, 4mm, 4.5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 20mm. Đối với từng ứng dụng thi công thì sẽ có khối lượng và khả năng chịu lực khác nhau. Dưới đây là trọng lượng và ứng dụng quy đinh cho tấm xi măng nhẹ của hầu hết các thương hiệu có tiếng trên thị trường.
Tấm xi măng nhẹ dày 3.5mm, 4mm, 4.5mm: Làm trần nổi, trần chìm cho các công trình tại các vị trí cần chịu ẩm, cách nhiệt cao như nhà xưởng, xí nghiệp, nhà tôn, khu vực ẩm như nhà vệ sinh, trần ngoài hành lang, ban công
Tấm xi măng nhẹ dày 6mm, 8mm, 9mm, 10mm: Làm vách ngăn, tường ngăn trong nhà và ngoài trời, lợp mái với thời gian thi công bằng 1/3 so với xây tường gạch truyền thống.
Tấm xi măng nhẹ dày 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm: Làm lót sàn gác, sàn giả đúc, gác lửng, sàn nâng, sàn siêu nhẹ, sàn kỹ thuật. Làm nhà trọ, phòng cho thuê, nhà tiền chế, nhà xưởng, nhà lắp ghép với chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao.
Khả năng chịu lực của tấm xi măng nhẹ
Khả năng chịu lực của vật liệu làm sàn vách luôn là nỗi băn khoăn lớn của rất nhiều người làm trong ngành xây dựng. Bởi vì, khả năng chiu lực tốt của sản phẩm sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của công trình, đem đến sự an toàn cho người sử dụng, tiết kiệm được chi phí vật tư.
Vậy khả năng chịu lực của tấm xi măng nhẹ là bao nhiêu và nó có độ bền như thế nào? Bạn có thể xem rõ bảng tải trọng chịu lực dưới đây để thấy rõ khả năng chịu lực của tấm xi măng nhẹ.
Do sở hữu kết cấu nhẹ và dẻo dai nên tấm có khả năng chịu lực rất cao, giảm được trọng tải trọng lực, đảm bảo kết cấu cho móng nhà.
Mức tải trọng thấp nhất là 250kg/m2 với độ dày 14mm, mức nhịp 60cm x 60cm. Mức tải trọng cao nhất là 1300 kg/m2 với độ dày 20mm, mức nhịp 40cm x 40cm.
Như vậy, qua bảng phân tích trên chúng ta đã thấy được rằng, khả năng chịu lực của tấm xi măng nhẹ là cực kỳ lớn, đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng tại Việt Nam hiện nay.
Một điều cần lưu ý là: khả năng chịu lực của tấm xi măng nhẹ còn phụ thuộc rất lớn vào hệ thống khung thép. Những khung thép này được thiết kế theo đúng kích thước, khẩu độ sẽ đảm bảo tính chịu lực cho toàn bộ hệ sàn công trình.
VLXD.masmaths.com (TH/ thegioivatlieu)