1. Phụ gia giảm nước
Đó là các
phụ gia truyền thống được dùng ở Việt Nam từ những năm 60 cho phép giảm nước trong khi trộn để có cùng tính dễ đổ, hoặc tăng tính dễ đổ với cùng hàm lượng nước.
Các phụ gia làm nên bê tông này cải thiện khả năng biến dạng của vữa và
bê tông tươi dưới tác dụng của phương diện đầm. Phụ gia giảm nước luôn luôn là các sản phẩm hữu cơ có khả năng giảm sức căng trên bề mặt, hoặc ở giữu các mặt của chất lỏng của nước nói riêng. Chúng bôi trơn các hạt
xi măng, các hạt xi măng sẽ tách rời nhau. Sự phân tán đó tạo điều kiện cho việc làm ướt và thuỷ hoá.
Các chất giảm nước thông thường là:
- Lignosulfonat là các sản phẩm phụ của sản xuất giấy (nước bã giấy) bằng phương pháp hoá học, nó bao gồm việc làm tan lignin của gỗ bằng bisulfit tẩy rửa. Chúng thể hiện dưới dạng một chất lỏng, hoặc dạng bột mịn, mịn hơn xi măng và có thể tan rễ ràng trong nước. Lignosulfonat cũng tham gia vào thành phần của các phụ gia khác như là phụ gia cuốn khí, chất làm chậm đông cứng hoặc các chất kỵ nước. Phụ ra này đã tạo nên một công nghệ
bê tông hoàn toàn mới cực kỳ năng suất và chất lượng
- Xà phòng nhựa hoặc abietat kiềm, natri hoặc kali.
- ALkylary sulfonat (LAS), chất tẩy rửa tổng hợp mà các mắt xích chứa 12 - 20 cacbon. Lignosulfonat trước hết là chất giảm nước, abietat kiềm và Alkylary sulfonat (LAS) trước hết là chất cuốn khí.
Cơ chế tác dụng của phụ gia giảm nước:
- Tác dụng giảm nước do giảm sức căng bề mặt
Khi cho phụ gia giảm nước vào hỗn hợp bê tông các phân tử trong phụ gia tan vào dung dịch, hấp phụ lên bề mặt các pha rắn (các hạt xi măng, cát, đá và các sản phẩm thuỷ hoá của xi măng) và làm giảm sức căng bề mặt phân chia giữa pha rắn và lỏng, làm chiều dày màng nước bao quanh pha rắn giảm đi. Hay nói cách khác, các pha rắn trượt lên nhau dễ dàng như cũ với màng nước phân cách có chiều dày nhỏ hơn. Tức là đối với hỗn hợp bê tông, khi dùng phụ gia giảm nước để có độ linh động không đổi thì sẽ cần một lượng nước trộn ít hơn. Nếu giữ nguyên lượng nước trộn thì lượng nước dôi ra do dùng phụ gia giảm nước sẽ làm cho hỗn hợp bê tông có độ linh động cao hơn.
- Giảm nước do cuốn khí
Khi làm giảm sức căng bề mặt của nước, các phần tử hoạt động bề mặt trong phụ gia thường làm tăng mức cuốn khí vào hỗn hợp bê tông trong quá trình trộn. Lượng khí cuốn vào trong hỗn hợp bê tông cũng có tác dụng tăng độ sụt. Bọt khí cuốn vào trong hỗn hợp bê tông được phân bố đều, có kích thước nhỏ và có tác dụng như các đệm trên đó các pha rắn trượt lên nhau rễ dàng hơn. Thông thường cứ tăng 1% lượng khí cuốn vào có thể giảm tương ứng 1% lượng nước trộn.
2. Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết là phụ gia mà khi cho vào hỗn hợp bê tông có tác dụng kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông.
Các nguyên liệu thường có trong thành phần của phụ gia làm chậm đông cứng bán ngoài thị trường là các chất hữu cơ thuộc các loại sau đây:
- Các Lignosulfonat canxi, natri và amonium, chúng chứa ít nhiều đường;
- Các axit và các muối của axit hyđroxy cacboxilic;
- Các hydrat cacbon: gluco, sacaro, tinh bột, xenlulô.
Tác dụng của chúng có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau phụ thuộc tính chất của ximăng và các liều lượng sử dụng. Nói chung, các chất làm chậm đông cứng giảm nhiều cường độ ở tất cả các ngày tuổi ban đầu và giảm nhiệt thuỷ hoá một cách tương ứng.
Lưu ý khi sử dụng phụ gia quá liều lượng, nó có nguy cơ làm chậm đáng kể thời gian ninh kết và điều đó có thể không tỷ lệ thuận với lượng phụ gia pha vào.
Các chất kéo dài thời gian ninh kết được kiến nghị trong các trường hợp sau đây:
- Thi công trong thời tiết nóng;
- Vận chuyển đường dài;
- Bê tông trộn sẵn;
- Bê tông bơm;
- Vữa trát phun;
- Các tấm bê tông mỏng tránh lộ cốt liệu sau khi đổ;
- Thi công phụt.
Mạnh Thân - VLXD.org (TH)