Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chuyên đề vật liệu xây dựng

Cách đổ và bảo dưỡng bê tông mùa nắng nóng

29/05/2023 - 08:08 SA

Trong thi công xây dựng, chất lượng bê tông là yếu tố then chốt để có được một công trình đẹp. Để có được chất lượng bê tông tốt, cần chú ý đến khâu đổ và bảo dưỡng bê tông. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách đổ và bảo dưỡng bê tông mùa nắng nóng để các gia chủ có thêm kinh nghiệm hữu ích khi xây nhà.
>> Kinh nghiệm đổ bê tông tươi trời nắng không bị nứt
>> Lưu ý đổ bê tông tươi trong thời tiết nắng nóng
>> Tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi

1. Tại sao việc đổ và bảo dưỡng bê tông rất quan trọng?

Khí hậu Việt Nam thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công và bảo dưỡng bê tông. Vào mùa hè, mức nhiệt độ có thể tăng cao tới 40 độ C, gây ảnh hưởng đến quá trình thi công và chất lượng bê tông trong công trình.

Một yếu tố cũng quan trọng không kém là khâu bảo dưỡng bê tông mùa nóng. Nhiều khi chất lượng vật liệu (xi măng, cát, sỏi, đá) đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng chất lượng bê tông vẫn không được như mong muốn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là bởi chủ thầu hoặc gia chủ chưa chú trọng đến khâu bảo dưỡng bê tông.

Sau lúc đổ bê tông vất vả, chủ thầu thường cho thợ nghỉ xả hơi. Do đó, công việc dưỡng hộ bê tông thường bị bỏ qua. Điều này rất nguy hiểm, nhất là khi trời nắng gắt. Vữa bê tông bị hút hết nước trong khi chưa đủ thời gian ninh kết, xuất hiện nhiều vết rỗ, làm giảm chất lượng của bê tông. Rất nhiều trường hợp bê tông đổ xong bị bỏ qua khâu dưỡng hộ đã nhanh chóng bị nứt, đặc biệt là bê tông mái.


Cách đổ và bảo dưỡng bê tông đều rất quan trọng trong quá trình thi công

Dù bê tông được cấp phối tốt nhưng khâu dưỡng hộ không tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật thì bê tông cũng không thể đạt phẩm chất tốt. Phẩm chất của bê tông chỉ đạt được khi nó ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm.

Do đó, bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Bê tông dù đã se mặt, thậm chí bề ngoài có vẻ đông cứng nhưng bên trong quá trình thủy hóa vẫn tiếp tục để đạt được cường độ bê tông tối đa. Trong môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không còn đủ lượng nước cần thiết cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt.

Nhiệt độ môi trường cũng là vấn đề quan trọng. Ở nhiệt độ bình thường khoảng từ 20 độ C đến 30 độ C, xi măng thủy hóa chậm nhưng ở nhiệt độ cao trên 40 độ C, tốc độ thủy hóa tăng lên đáng kể. Do đó người ta có thể dưỡng hộ bê tông bằng nước nóng từ 80 độ C đến 90 độ C. Tốc độ đông cứng càng nhanh, cường độ phát triển ở thời kỳ đầu càng rõ rệt, chỉ cần sau 20 giờ có thể đạt được cường độ của 28 ngày.

2. Cách đổ bê tông tươi trong ngày nắng nóng

Để đảm bảo cho mức độ giảm cường độ của bê tông nằm trong giới hạn cho phép. Nhiệt độ của bê tông tươi nên được kiểm soát chặt chẽ. Tại một số dự án ở Việt Nam yêu cầu, nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi nên từ 30 - 32 độ C.

Vào những ngày nắng nóng, việc đổ bê tông càng trở nên khó khăn. Nếu không thực sự cần thiết, thì nên hạn chế đổ bê tông trong những ngày thời tiết nắng nóng. Nếu bắt buộc phải thi công đổ bê tông vào ngày nắng nóng, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đổ bê tông mùa nắng nóng dưới đây:

Phương pháp kiểm soát nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi

Công thức tính nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi (t bê tông) được thiết lập một cách gần đúng như sau:

Dựa vào công thức:

t bê tông = 0,7 x t cốt liệu + 0,2 x t nước  +0,1 x t xi măng

Việc kiểm soát nhiệt độ của cốt liệu và nước là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát nhiệt độ bê tông ban đầu.
        
Phương pháp giảm nhiệt độ bê tông tươi

- Làm mát cốt liệu bằng cách che đậy và tưới ẩm cốt liệu.

- Sử dụng nước đá trong quá trình trộn/sử dụng máy làm lạnh nước.

- Làm mát hỗn hợp bê tông với nitơ lỏng.

Kế hoạch chuẩn bị thi công đổ bê tông

- Đảm bảo thời gian từ lúc cấp bê tông tới khi thi công là ngắn nhất không bị trì hoãn.

- Nền và ván khuôn phải đảm bảo không hút nước từ bê tông. Ván khuôn nên được làm ẩm trước khi đổ bê tông.

- Việc thi công có thể hoãn lại đến thời điểm mát mẻ hơn trong ngày. Ví dụ: thi công vào ban đêm.

- Phụ gia kéo dài ninh kết có thể được sử dụng để giảm sự thủy hóa nhanh. Chúng sẽ kéo dài thời gian ninh kết của bê tông một ít. Nên chú ý thời gian bảo dưỡng bê tông cần được kéo dài. Vì chất phụ gia sẽ làm tăng rủi ro về sự xuất hiện vết nứt do co ngót dẻo.

3. Cách bảo dưỡng bê tông mùa nắng nóng

Phủ lớp nilon mỏng

Cách bảo dưỡng này rất quan trọng đối với việc thi công đổ bê tông trong điều kiện nắng nóng của mùa hè. Ngay sau khi bê tông được thực hiện công việc cuối cùng hoàn thiện lớp mặt của bê tông (xoa mặt) phải được tiến hành phủ một lớp nilon mỏng lên bề mặt bê tông để giữ được lượng nước trong giai đoạn đầu của quá trình đóng rắn.

Giữ nguyên cốp pha tại chỗ

Một cách bảo dưỡng bê tông đơn giản là giữ nguyên cốp pha không tháo dỡ. Cốp pha có tác dụng duy trì hơi ẩm rất tốt. Có thể kết hợp phun nước trực tiếp vào cốp pha để tăng cường lượng hơi ẩm. Bề mặt bê tông lộ ra khỏi cốp pha cần bảo vệ chống mất hơi ẩm bằng các tấm phủ. Ván cốp pha phải được tưới đẫm nước. Nếu thời tiết nóng, phải bảo dưỡng liên tục trong vòng 1 tuần đầu.

Phun nước và ngâm nước giữ độ ẩm

Phun nước vào cốp pha gỗ là cách giữ ẩm hiệu quả nhất. Lưu ý phải phun đều, không để sót diện tích nào bị khô sẽ gây nứt nẻ rạn chân chim trên bề mặt, phun nước tia nhỏ liên tục đều đặn.

Khi đổ bê tông sàn, mái có mặt phẳng thuận lợi, có thể xây hàng gạch be bờ để ngâm nước.

4. Những điều cần chú ý khi đổ và bảo dưỡng bê tông

2 giờ sau khi đổ bê tông tiến hành bảo dưỡng bằng nước, tưới nước trực tiếp trên lớp màng nhựa phủ bề mặt bê tông , chú ý tưới nước bảo dưỡng một lần với áp lực nhỏ, không tưới xuống dưới màng nhựa phủ bề mặt bê tông.

Sau 24 giờ tiến hành bơm nước ngập bề mặt bê tông để dưỡng hộ đối với mái có be bờ, hoặc theo chu kỳ ban ngày tưới 3 giờ 1 lần, ban đêm ít nhất 1 lần đối với diện tích bê tông không có be bờ. Duy trì lượng nước dưỡng hộ ít nhất trong 7 ngày đầu sau khi thi công.

Thời gian có thể đi lên sàn bê tông mùa hè sau 1,5 ngày và mùa đông là 3 ngày.

5. Khi nào được phép tháo dỡ cốp pha

Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường người ta thường coi thời điểm từ 3 đến 4 tuần sau khi đổ trong điều kiện bình thường (20 độ C - 30 độ C) là đủ để dỡ cốp pha, nhưng nếu có điều kiện càng để lâu càng tốt.

Có nhiều trường hợp do tháo dỡ cốp pha trước thời hạn quy định đã làm sụp đổ cấu kiện, gây tai nạn nghiêm trọng. Sau khi tháo dỡ cốp pha, cần chú ý rằng bê tông mới chỉ đạt đến cường độ chịu tải trọng lượng bản thân nó, ít nhất phải sau 28 ngày mới chịu được trọng lượng của các đồ đạc khác.

Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm, nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách đổ và bảo dưỡng bê tông mùa nắng nóng, các gia chủ hãy chú ý đọc kỹ và áp dụng khi xây nhà nhé.

Nguồn: //happynest.vn/kho-kien-thuc/100051952/cach-do-va-bao-duong-be-tong-mua-nang-nong-kem-luu-y-quan-trong

Thương hiệu vật liệu xây dựng