Năm 2022 là năm đầy biến động, khi xung đột giữa Nga và Ukraine tác động đến kinh tế toàn cầu với nhiều bất lợi; Trung Quốc duy trì chính sách “Zero Covid”, phong toả các cảng biển… đã ảnh hưởng đến giao thương của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Biến động lớn nhất với ngành Xi măng trong năm qua chính là giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất xi măng như xăng, dầu, than… tăng cao, đặc biệt giá than nhập khẩu tăng mạnh, nguồn cung than khan hiếm.
Giá than Thế giới bình quân năm 2022 là 360,42 USD/tấn, có thời điểm tăng đến 490 USD/tấn, tăng 162,54% so với bình quân năm 2021 (137,28 USD/tấn). Đối với giá than trong nước, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã điều chỉnh tăng giá bán 3 lần, tăng khoảng 40 - 45% so với thời điểm tháng 12/2021 (mỗi lần tăng 10 - 15% đối với một số chủng loại than). Giá xăng dầu trong nước bình quân năm 2022 tăng 28,01% so với năm 2021.
Thị trường xi măng trong nước tiếp tục cạnh tranh khốc liệt do cung vượt cầu. Thị trường bất động sản trầm lắng; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm đã ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước. Thị trường xuất khẩu năm 2022 gặp khó khăn do chính sách kiểm soát dịch bệnh tại Trung Quốc, bảo hộ sản xuất xi măng trong nước tại Philippines, cạnh tranh từ các nguồn cung dư thừa tại Trung Đông, Đông Nam Á... giá xuất khẩu clinker xuống thấp làm cho tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải dừng lò nung.
Xi măng được coi là “bánh mỳ” của ngành Xây dựng. Sự phục hồi các dự án bất động sản sẽ kéo theo tiêu thụ xi măng tăng. Doanh nghiệp xi măng đang trông chờ tín hiệu cho sự cải thiện từ thị trường này vào cuối năm 2023, bao gồm: Giá nguyên liệu đầu vào giảm (than cốc, than nhiệt, thép phế liệu); việc Trung Quốc mở cửa kinh tế trở lại và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép và xi măng toàn cầu phục hồi.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phân tích, sẽ có 2 kịch bản xảy ra với thị trường bất động sản trong năm 2023. Kịch bản thứ nhất, sau Tết Quý Mão, Chính phủ sẽ có một số chính sách điều chỉnh, thị trường sẽ dần ấm lên và ổn định đến cuối năm. Kịch bản 2 là thị trường bất động sản năm 2023 vẫn còn khó khăn bởi dòng vốn chưa được khơi thông. Như vậy, vào kênh xây dựng các dự án bất động sản vẫn trông chờ phía trước.
PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cho biết, khi kinh tế suy giảm thì tăng đầu tư công chính là giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, nhất là trong điều kiện cụ thể hiện nay, khi mà dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều, dư địa của chính sách tài khóa còn tương đối tốt nhờ những nỗ lực để đảm bảo cân đối tài chính ngân sách thời gian qua, tỷ lệ nợ công, bội chi ở mức thấp so với trần quy định. Do đó, việc nới thêm các chỉ tiêu để mở rộng chính sách tài khóa, sẽ tăng thêm nguồn lực cho đầu tư công (chi đầu tư phát triển khoảng gần 730.000 tỷ, cao hơn 2022 được phân bổ là gần 530.000n tỷ). Trong mảng tối, mảng sáng của thị trường, đầu tư công là hy vọng của thị trường xi măng năm 2023. Ngành Xi măng sẽ phải tiếp tục kỳ vọng vào những tín hiệu tích cực từ việc giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ.
được xem là “cứu cánh” khi thị trường xi măng dư cung cao nhưng năm 2023 dự báo xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp khó do nhu cầu xây dựng toàn cầu giảm, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và dư thừa nguồn cung đáng kể từ quý III/2022.
Dự báo trong năm 2023, với tình hình Thế giới diễn biến phức tạp bởi dịch bệnh và xung đột Nga - Ukraine, có thể một số quốc gia sẽ khủng hoảng, suy thoái về kinh tế. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước và ảnh hưởng thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu xi măng.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng yếu đi tại Trung Quốc, xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang thị trường này giảm đáng kể.
Các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, áp dụng hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận chuyển cao gây khó khăn cho doanh nghiệp. Từ ngày 01/01/2023, thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker điều chỉnh tăng từ 5% lên 10% nhằm hạn chế xuất khẩu.
Từ tháng 10/2023, các sản phẩm thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro vào châu Âu sẽ chịu chính sách điều chỉnh biên giới carbon của châu Âu. Nếu doanh nghiệp sản xuất xăng muốn xuất khẩu đến thị trường này, trong sản xuất buộc phải tính đến việc giảm phát thải các bon, hướng đến sản xuất xanh, bền vững.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung, từ năm 2019 đến nay không còn quy hoạch ngành nữa, việc xét duyệt chủ yếu do địa phương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ. Nếu không có quy hoạch, khi hàng loạt ra đời, sẽ nâng tổng công suất lên, gây chênh lệch cung cầu rất lớn.
Ông Cung kiến nghị, cần phải xem xét lại việc thực hiện quy hoạch, cấp phép cho các dự án xi măng. Đây là vấn đề cốt lõi để hạn chế nguồn cung. Ngành Xi măng không phải là ngành hàng hóa thông thường, để xây dựng một nhà máy cần đầu tư sản xuất gắn với tài nguyên khoáng sản, các thủ tục đầu tư theo một quy trình nghiêm ngặt đúng pháp luật, là phương thức đầu tư lâu dài nên xi măng không phải là quy hoạch của một ngành.
Theo Vụ Vật liệu xây dựng, dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2023 khoảng 100 - 105 triệu tấn (dự kiến tăng 7 - 10% so với năm 2022); tiêu thụ nội địa khoảng 60 - 65 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 35 - 40 triệu tấn.
Để bình ổn , Bộ Xây dựng đề xuất triển khai các giải pháp cụ thể như: Tiếp tục áp dụng khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh việc tận dụng phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất xi măng; kết hợp nghiên cứu phát triển các loại xi măng bền sun phát phục vụ xây dựng dự án, công trình ven biển, hải đảo.
Bộ Xây dựng khuyến cáo các cần nắm bắt diễn biến thị trường Thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định; đặc biệt phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Chính phủ sẽ có chính sách phù hợp để điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu (như điện, than, xăng, dầu) là đầu vào của ngành sản xuất xi măng.
Thời gian tới, toàn ngành Xi măng phấn đấu giảm chi phí sản xuất, lưu thông để giảm giá bán, bình ổn, cân đối cung cầu và kiềm chế tốc độ tăng giá trong năm 2023. Cam kết đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường và bình ổn giá ở mức độ hợp lý.
VLXD.org (TH/ Xây dựng)