Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Năm 2015: Tổng giá trị SXKD của các DN thuộc Bộ Xây dựng ước đạt 151.463 tỷ đồng

22/01/2016 - 03:50 CH

Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, trong năm 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp thuộc Bộ có nhiều chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực chủ yếu (xây lắp, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng) có mức tăng trưởng khá với cùng kỳ năm 2014.
>> Năm 2015: Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 11,4%
>> Năm 2015: Giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng đạt mức tăng cao nhất

Trong năm 2015, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ ước đạt 151.463 tỷ đồng, đạt 106,5% kế hoạch, bằng 101,3% so với cùng kỳ; Tổng giá trị đầu tư ước đạt 18.329 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra và bằng 119,3% so với cùng kỳ; Giá trị doanh thu ước đạt 139.267 tỷ đồng, bằng 104,4% so với cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.314 tỷ đồng; bằng 113,7% so với cùng kỳ; Tổng vốn chủ sở hữu: 49.946 tỷ đồng; Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu: 8,6%; Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: 3,1%.


Lĩnh vực vật liệu xây dựng đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất

Chiếm tỷ trọng lớn về sản xuất kinh doanh của khối các doanh nghiệp thuộc Bộ là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng với 41,2% tổng giá trị;  Trong năm 2015, lĩnh vực này đã có những tiến bộ đáng kể và đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất do có lợi thế từ giá dầu giảm và thị trường bất động sản phục hồi trở lại; đã sản xuất được 26,2 triệu tấn xi măng, 27,5 triệu m2 gạch ốp lát các loại, 272 nghìn tấn thép, 4,4 tỷ Kwh điện, 17,7 triệu m3 nước sạch, 53,8 triệu m2 kính xây dựng, 1,3 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 14,6 nghìn tấn nhôm định hình,…

Xây lắp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng thứ hai trong hoạt động sản xuất kinh doanh chung (khoảng 37,5% tổng giá trị) với hàng ngàn các công trình, dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: năng lượng, nhà ở, đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị,… trong đó có một số công trình quy mô lớn như: thủy điện Lai Châu, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nhiệt điện Thái Bình 2, Lọc dầu Nghi Sơn,… đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng.

Ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Thị trường bất động sản năm 2015 tiếp tục đà hồi phục tích cực với lượng tồn kho về nhà ở giảm mạnh cùng với việc thu hút các nhà đầu tư tại các khu công nghiệp tập trung, giúp cho nhiều doanh nghiệp từng bước tháo gỡ dần những khó khăn, đặc biệt là các Tổng công ty HUD, DIC đồng thời giúp cho một số doanh nghiệp khác tăng thêm hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực này như Viglacera, Hà Nội, CC1, IDICO với việc tiếp tục triển khai các dự án cũ trước đây phải giãn, hoãn hay triển khai mới một số dự án tại khu vực Hà Nội và một số tỉnh, thành phố

Về hoạt động xuất nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu, ngoài mua bán vật tư thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất xi măng, kính xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh (vật liệu chịu lửa, men, mầu, sô đa, vật tư thay thế) và một số sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao: kính tiết kiệm năng lượng, thiết bị vệ sinh, vật liệu trang trí và một số vật liệu ngành nước. Trong khi hoạt động xuất khẩu lại tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: xi măng, clinker, đá xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh,… và xuất khẩu lao động. Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 ước đạt 423,48 triệu USD, bằng 217,5% kế hoạch, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 237,24 triệu USD, bằng 305,9 % so với kế hoạch, bằng 99,6 % so với thực hiện năm 2014. Một số đơn vị thực hiện tốt trong công tác này là các Tổng công ty Xi măng (78 triệu USD), Lilama (45,15 triệu USD), Viglacera (32,1 triệu USD).

Mạnh Thân - VLXD.org
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng