Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Những điểm sáng của ngành xi măng trong năm 2014

18/02/2015 - 01:40 CH

Theo ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), kết quả tiêu thụ năm 2014 cho thấy, ngành xi măng Việt Nam sẽ lạc quan hơn trong năm 2015, tình trạng dư thừa nguồn cung đã được giải quyết. Đóng góp vào kết quả chung đó, nổi bật lên là những điểm sáng thương hiệu như VICEM, Nghi Sơn, Holcim, FICO, Cẩm Phả
>> Dấu ấn nổi bật của ngành xi măng trong năm 2014
>> Ngành xi măng sẽ khởi sắc trong năm 2015

Kết thúc năm tài chính 2014, VICEM đạt doanh thu 32.160 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 946 tỷ đồng. Trong đó, hầu hết các đơn vị Cá cược game của VICEM đều có doanh thu tăng từ 5 - 99% (trừ Xi măng Tam Điệp và CTCP Thương mại xi măng), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng gấp 3 lần so với năm 2013.

Ông Lương Quang Khải, Chủ tịch Hội đồng Cá cược game VICEM cho biết, năm 2014 là một năm thắng lợi của VICEM và trong năm 2015, Tổng công ty dự kiến tiêu thụ 22 triệu tấn sản phẩm, doanh thu 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận 500 tỷ đồng.

Xi măng Cẩm Phả cũng có một năm thành công với doanh thu 2.467 tỷ đồng, tiêu thụ 2,54 triệu tấn sản phẩm, lợi nhuận 94 tỷ đồng. Sang năm 2015, Công ty đặt mục tiêu tiêu thụ bằng năm 2014, nhưng doanh thu 2.600 tỷ đồng và lợi nhuận 183 tỷ đồng, đồng thời, dự kiến tung 3 loại sản phẩm mới ra thị trường, gồm xi măng rời PC50, xi măng xỉ và xi măng bền sunfat.

Tại thị trường phía Nam, Xi măng FICO có bước bứt phá ngoạn mục với doanh thu 2.400 tỷ đồng, tiêu thụ gần 2 triệu tấn sản phẩm, tăng 8% so với năm 2013, lợi nhuận đạt 40 tỷ đồng, tăng 40%. Sang năm 2015, Công ty tích cực chuẩn bị cho “mục tiêu kép” là đẩy nhanh tiến độ đầu tư dây chuyền 2 và duy trì kết quả sản xuất kinh doanh như năm 2014. Hiện Xi măng FICO đã chuẩn bị xong tài chính cho dây chuyền 2 với phần vốn đối ứng khoảng 300 tỷ đồng, đồng thời “dọn đường” cho công tác tiêu thụ khi sản phẩm dây chuyền 2 ra lò.

 
Năm 2014: Ngành xi măng Việt  Nam đã đạt được những kết quả ngoài dự kiến

Trong khi các “ông lớn” của ngành xi măng tập trung cho thị trường tiêu thụ nội địa, thì The Vissai định hướng cho thị trường xuất khẩu. Hiện đơn vị này vẫn là nhà xuất khẩu xi măng lớn nhất Việt Nam khi có mặt ở 30 quốc gia, 4 châu lục. Dấu ấn quan trọng của The Vissai chính là mua lại Xi măng Đô Lương có công suất 0,91 triệu tấn/năm và đổi tên thành Xi măng Sông Lam với 2 giai đoạn đầu tư, công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm (giai đoạn 1 là 4 triệu tấn/năm và giai đoạn 2 là 2 triệu tấn/năm). Năm 2014, The Vissai tiêu thụ 7,9 triệu tấn sản phẩm và không có tồn kho, doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng. Việc mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường sang Anh quốc của The Vissai đang chứng minh câu chuyện “đi xa vẫn lãi” và mở ra kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam đạt mức 1,15 tỷ USD vào năm 2015, từ mức 912,4 triệu USD trong năm 2014.

Một điểm tích cực nữa với xuất khẩu xi măng là giá xi măng và clinker xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 2 USD/tấn. Với mức tăng này, theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, các nhà xuất khẩu đã có sự liên kết để xuất khẩu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng giá trong khu vực ASEAN, thì giá xuất khẩu sản phẩm xi măng của Việt Nam mới chỉ “vượt qua chính mình”.

Khép lại năm 2014, ngành xi măng có được kết quả ngoài dự kiến với tổng sản phẩm tiêu thụ đạt trên 70 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ, vượt xa con số dự báo tăng khoảng 4 - 5%. Xuất khẩu cũng tăng 30%, đạt 21,1 triệu tấn sản phẩm. Dự báo năm 2015, tiêu thụ trong nước tăng khoảng 4 - 5%, xuất khẩu tăng khoảng 10%.

Theo Đầu tư BĐS

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng