>> Từ 16/3: Điều chỉnh tăng 7,5% giá điện>> Giá điện tăng: DN ngành thép, xi măng gặp khóĐối với
ngành xi măng, theo đại diện , ông Nguyễn Quang Cung Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, với lượng điện tiêu thụ bình quân 90 kWh để làm ra một tấn
xi măng (tính từ công đoạn nung
clinker đến công đoạn nghiền ra thành phẩm xi măng), các doanh nghiệp trong ngành xi măng đang phải tính toán lại chi phí đầu vào, tìm các giải pháp cắt giảm chi phí hợp lý, cân nhắc giá bán đầu ra sao cho phù hợp trong những ngày tới để có thể duy trì sức cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, việc tăng giá bán đối với ngành xi măng vào thời điểm này tương đối khó bởi sức tiêu thụ vẫn còn yếu.
Một trong những giải pháp của ngành xi măng ứng phó với việc tăng giá điện là giảm mức tiêu thụ điện bằng cách tận dụng nguồn
nhiệt lò nung (hay còn gọi là nhiệt thừa) để phát điện. Giải pháp này có thể giúp bổ sung được 30% lượng điện tiêu thụ cho mỗi nhà máy xi măng, tuy nhiên số lượng nhà máy áp dụng giải pháp này còn quá ít.
Đối với
ngành thép, là một trong những ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện và mỗi khi giá điện biến động sẽ kéo theo hàng loạt khó khăn cho doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam - ông Nguyễn Văn Sưa cho biết, giá
thép vẫn đang giảm liên tục, nếu tính từ đầu năm 2014 đến nay, giá thép trong nước đã giảm trên dưới 1 triệu đồng/tấn trước sức ép về nhu cầu thị trường giảm và thép ngoại nhập tiếp tục tràn vào Việt Nam.
Trong khi doanh nghiệp còn đang xoay xở giảm giá bán thì chi phí đầu vào lại tăng. Không cần nói ai cũng hiểu điều này chắc chắn gây thêm áp lực đối với kế hoạch sản xuất của
ngành thép.
Với mức tiêu thụ bình quân 700 kWh điện cho mỗi tấn phôi thép, nếu giá điện tăng thêm 7,5% thì giá thành sản xuất tăng thêm 80.000 đồng/tấn phôi, đẩy giá thành tăng thêm 0,7%.
Hiện nay toàn ngành thép chỉ duy trì khoảng 60% công suất sản xuất của các nhà máy thép xây dựng do nhu cầu thị trường chưa tăng và áp lực của nguồn
thép nhập khẩu. Khá nhiều doanh nghiệp trong ngành đã cắt giảm sản lượng.
Bản thân các chuyên gia kinh tế khi trao đổi về "cú đúp tăng giá xăng, điện" cũng lo ngại rằng người dân rồi sẽ tiếp tục quay cuồng trong thời kỳ bão giá khi các mặt hàng tiêu dùng sẽ "té nước theo mưa'" và đội giá lên nhiều sau khi xăng, điện rủ nhau tăng giá.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc tăng giá xăng và điện ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp trong việc sản xuất khi vốn dĩ họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì nền kinh tế, bây giờ lại phải đối mặt với việc chi phí đầu vào tăng mạnh. Bên cạnh đó, chuyên gia Phạm Chi Lan cũng nhắc đến các doanh nghiệp vận tải.
Bà Lan cho rằng, các doanh nghiệp này đang rất chậm chạp trong quá trình giảm giá cước mà Nhà nước chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, khi giá các nguyên liệu thiết yếu như xăng dầu lại tăng mạnh sẽ khiến họ mất cơ sở để giảm giá, thậm chí có thể tăng giá trở lại.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định rằng việc giá xăng và giá điện tăng mạnh rõ ràng sẽ mang lại nhiều điều "mất" hơn là "được", tuy nhiên khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế thì cần phải chấp nhận thực tế này.
Ông cũng cho biết thêm khi hai mặt hàng thiết yếu này cùng "dắt tay" nhau đi lên, các chi phí sản xuất của nhiều ngành công nghiệp sẽ bị đội lên đáng kể, các doanh nghiệp trên thị trường cũng gặp nhiều khó khăn hơn và phải thay đổi chính sách giá của mình để phù hợp với các biến động.
Việc tăng giá điện trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn này sẽ khiến doanh nghiệp đội thêm rất nhiều chi phí phát sinh. Không thể chỉ tính đến yếu tố tác động nội tại hoạt động sử dụng điện và sản xuất của từng doanh nghiệp mà phải cộng thêm mức chi phí tăng của hàng loạt nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất.
VLXD.org (TH/TBKTSG)