Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Vicem lùi thời gian IPO đến cuối năm 2016

18/03/2016 - 04:59 CH

Theo dự kiến ban đầu, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành cổ phần hóa Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) trong quý II/2016. Nhưng do thời gian vừa qua, Vicem phải thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu một số nhà máy xi măng nên dự kiến sẽ hoàn thành cổ phần hóa vào cuối năm 2016.
, tiền thân là Liên hiệp các Xí nghiệp Xi măng được thành lập ngày 1/4/1980. hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và phân phối xi măng với tổng công suất 20 triệu tấn xi măng/năm, chiếm 34% thị phần xi măng cả nước.

Hiện nay, Vicem sở hữu 8 đơn vị thành viên gồm , , Vicem Hà Tiên, Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Thạch, , Vicem Hải Vân và Vicem Tam Điệp. Trong đó, 5 doanh nghiệp thành viên đã hoàn thành xong cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần là , Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hải Vân, Vicem Bút Sơn và Vicem Hà Tiên.

Kế hoạch cổ phần hóa Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam sẽ phải lùi lại so với dự kiến ban đầu, do doanh nghiệp này  mới đây được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp nhận lại 2 đơn vị xi măng thua lỗ lớn là từ Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị HUD và từ Tổng Công ty Sông Đà.
 

, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị HUD, đơn vị chiếm 74,37% vốn điều lệ. Nhà máy Xi măng Sông Thao có công suất 2.500 tấn clinker/ngày. Sau 3 năm hoạt động, Xi măng Sông Thao ghi lỗ hơn 306 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, riêng khoản nợ trong nước của đơn vị đã là hơn 641 tỷ đồng.

Không phải ngẫu nhiên mà công cuộc tái cơ cấu lại được Bộ Xây dựng đề nghị Vicem thực hiện. Bộ Xây dựng cho rằng, dựa vào nền tảng sẵn có, Vicem cùng Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị thực hiện tái cơ cấu nhà máy là bài toán hợp lý nhất, tốt cho doanh nghiệp và cả ngành xi măng.

Về phía Xi măng Hạ Long có công suất 2,1 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 6.760 tỷ đồng (đội lên 2.776 tỷ so với dự toán ban đầu). Đến tháng 9/2013, lỗ lũy kế của Xi măng Hạ Long là 2.098 tỷ đồng. Công ty này đã vay nợ 5.196 tỷ đồng thông qua chủ đầu tư Tổng Công ty Sông Đà. Năm 2013, Sông Đà đã dùng nguồn vốn vay bảo lãnh nước ngoài cho Xi măng Hạ Long vay lại 3.335 tỷ đồng. Thế nhưng, đến nay  không có khả năng chi trả.

Mới đây, biên bản thỏa thuận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước của Tổng Công ty Sông Đà tại Công ty CP và Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã được ký kết theo hình thức ghi tăng - ghi giảm vốn.

Theo ông Lương Quang Khải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem cho biết, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu nợ của 2 nói trên, chủ trương của Vicem sẽ ghép Xi măng Hạ Long với Xi măng Hoàng Thạch, còn Xi măng Sông Thao sẽ ghép với . Có như vậy mới tạo được thực lực, thương hiệu, cũng như hệ thống phân phối. Tuy nhiên, đến thời điểm này, kết quả các cuộc sát nhập trên vẫn chưa được công bố.

Theo
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng