Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Phát triển VLXD không nung và tiết kiệm năng lượng: Đem lại hiệu quả kinh tế cao

05/01/2011 - 10:12 SA

Phát triển VLXD mới thân thiện với môi trường, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất VLXD, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt không ngừng đẩy mạnh, phát triển VLXD không nung, xóa bỏ lò gạch thủ công là một trong những trọng tâm của năm 2011 - ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết.


Chương trình VLXD không nung đang được Bộ Xây dựng triển khai tích cực. Kết quả bước đầu có thực sự khả quan, thưa ông?


Trong năm 2010, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số quy hoạch như Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng; Quy hoạch khoáng sản làm VLXD; Quy hoạch xi măng… thì Bộ Xây dựng đã nghiên cứu và đề xuất Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 (gọi tắt là Chương trình 567). Chương trình đã được các cấp chính quyền và xã hội rất quan tâm. Tại Hội thảo được tổ chức tại 6 TP lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột và Cần Thơ để triển khai thực hiện Chương trình 567 trong cả nước đã phản ánh rõ thực tế đó. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức đồng bộ nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ cũng như sử dụng VLXD không nung trong xây dựng công trình. Hiện nay, trên cả nước đã có gần 20 dự án sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC được xây dựng và phê duyệt với công suất từ 100.000 - 200.000m3/năm, trong đó có 3 dây chuyền đã đi vào sản xuất và đưa sản phẩm vào sử dụng trong các công trình xây dựng, hàng chục dây chuyền sản xuất bê tông bọt có công suất 40m3/ca đã có sản phẩm ra thị trường.


Song song với việc đẩy mạnh chương trình VLXD không nung là xóa bỏ lò gạch thủ công nhằm tiết kiệm nguyên liệu đất sét và nhiên liệu, bảo vệ đất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đẩy nhanh quá trình CNH ngành Xây dựng, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho xã hội, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đạt 20 - 25% VLXD không nung thay thế gạch sét nung.


Xin ông cho biết trọng tâm công tác năm 2011 trong lĩnh vực VLXD là gì?


- Trong năm 2011, chúng ta tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020. Bộ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương chưa xây dựng quy hoạch phát triển VLXD của mình, hoặc địa phương có quy hoạch đã đến kỳ điều chỉnh, cần nghiên cứu để xây dựng và ban hành mới quy hoạch VLXD của tỉnh. Đây cũng là một nội dung quan trọng được quy định trong Nghị định 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng; cũng như công tác kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, làm vật liệu xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2011 chúng ta cũng phải kiểm tra và kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18/6/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá kính xây dựng; Thông tư 01/2010/TT-BXD ngày 08/01/2010 của Bộ Xây dựng quy định công tác quản lý chất lượng clanker xi măng pooclăng thương phẩm; Thông tư số 14/2010/TT-BXD ngày 20 tháng 8 năm 2010 Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng gạch ốp lát. Thực hiện tốt các thông tư nói trên, là một biện pháp tích cực góp phần chống nhập siêu trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên chúng ta cũng phải xác định là thực hiện tốt quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và còn để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.


Phát triển VLXD mới thân thiện với môi trường, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất VLXD, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt không ngừng đẩy mạnh, phát triển VLXD không nung, xóa bỏ lò gạch thủ công là một trong những trọng tâm của năm 2011. Đồng thời, những giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất VLXD sẽ được Bộ Xây dựng xây dựng và đề xuất triển khai. Ví dụ trong sản xuất xi măng sẽ có quy định để buộc các nhà đầu tư có dự án ký hợp đồng từ năm 2011, về thiết bị, phải có hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thải để phát điện. Đối với các dây chuyền sản xuất hiện hữu với công suất từ 2.500 tấn clanker/ngày trở lên phải được lắp đặt bổ sung hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thải để phát điện. Đôn đốc các cơ sở sản xuất gốm, sứ, gạch phải thực hiện tiết kiệm năng lượng (nhiên liệu và điện) một cách triệt để nhất, hạn chế phát thải khói bụi…


Luật Khoáng sản sửa đổi bổ sung đã được Quốc hội thông qua, trong đó có nhiều vấn đề liên quan và nhiều vấn đề thuộc quản lý của ngành Xây dựng, cụ thể như quy hoạch khoáng sản làm xi măng, quy hoạch khoáng sản làm VLXD, tăng cường công tác quản lý mỏ khoáng sản làm VLXD... Bộ Xây dựng sẽ soạn thảo văn bản và những quy định cần thiết nhằm tăng cường quản lý, đặc biệt quản lý khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD, nâng cao công tác an toàn, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên của đất nước trong việc khai thác khoáng sản làm VLXD….


Trân trọng cảm ơn ông!


Theo: Huyền Vũ
Báo xây dựng

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng