Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Ninh Bình: Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng thân thiên với môi trường có nhiều khởi sắc

31/08/2018 - 03:43 CH

Những năm gần đây, việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, có nhiều khởi sắc rõ nét.

Một trong những công trình tại Ninh Bình sử dụng gạch không nung thân thiện với môi trường.

Theo ông Phạm Đình Chiến, Trưởng phòng Kỹ thuật và Vật liệu xây dựng Sở Xây dựng Ninh Bình, gạch không nung sử dụng chất thải rắn, tận dụng phế thải công nghiệp của các mỏ đá, xi măng,… làm nguyên liệu sản xuất nên không gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, công nghệ sản xuất không nung, không dùng chất đốt nên không sử dụng nhiên liệu, năng lượng đốt như than, điện, không gây ô nhiễm môi trường. Nên gạch không nung là vật liệu xây dựng rất thân thiện với môi trường. Hơn nữa, qua phối trộn nguyên liệu với tỷ lệ thích hợp, sản xuất theo tiêu chuẩn, theo dây chuyền công nghệ cao sẽ tạo ra sản phẩm có cường độ chịu nén, độ cứng và độ chống xuyên nước cao, đảm bảo tốt các kết cấu xây dựng. Giá thành lại rẻ hơn so với gạch tuynel nên tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 24/26 nhà máy gạch đang sản xuất. Từ năm 2012 đến nay Ninh Bình không quy hoạch phát triển thêm các nhà máy gạch tuynel và cũng không cấp mới các mỏ nguyên liệu sét làm gạch, các lò gạch thủ công đã xóa bỏ hết. Đối với gạch không nung có có nhiều đơn vị sản xuất được chứng nhận hợp quy, đạt tiêu chuẩn như: Công ty TNHH Việt Thành, Công ty TNHH Xây dựng vận tải Đại Dương (huyện Yên Khánh)…

Đối với xi măng, theo quy hoạch toàn tỉnh có 6 nhà máy xi măng với tổng công suất 13,06 triệu tấn/năm (hiện chỉ có 5 nhà máy sản xuất với tổng công suất 11,86 triệu tấn/năm). Các nhà máy xi măng đều sử dụng công nghệ tiên tiến lò quay, đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, một số nhà máy xi măng còn sử dụng nhiệt năng thừa để phát điện.

Đối với sản xuất vôi thì Ninh Bình đã xóa bỏ hết lò vôi thủ công (lò dã chiến) mà chỉ còn 47 lò vôi thủ công liên hoàn, đạt 50%, đến năm 2020 xóa bỏ toàn bộ lò vôi thủ công, chỉ những nhà máy sản xuất vôi công nghiệp đảm bảo các tiêu chí, quy chuẩn mới được phép sản xuất.

Đối với vật liệu san lấp, trên địa bàn tỉnh tăng cường sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, hạn chế tối đa sử dụng cát tự nhiên để san lấp.

Hiện, tổng sản lượng gạch không nung đạt khoảng 200 triệu viên/năm. Qua hàng năm sản lượng năm sau đều cao hơn năm trước. Tình hình sử dụng gạch không nung đã dần trở nên phổ biến, đối với các công trình nhà nước thì áp dụng gần 100% sử dụng gạch không nung. Còn với người dân, người tiêu dùng thì sau những năm thờ ơ, giờ đây nhân dân đã bắt đầu có chuyển biến, thay đổi nhận thức trong việc sử dụng loại gạch này. Nhiều công trình, thậm chí nhà ở của người dân đã sử dụng vật liệu xanh, thân thiện với môi trường này. Nhiều chủ đầu tư đã và đang đưa dây chuyền, công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng của vật liệu xây không nung, ông Phạm Đình Chiến cho biết thêm.

Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận không nhỏ người dân, người tiêu dùng chưa am hiểu hết tính năng, ưu điểm của vật liệu xây không nung. Cùng với đó, một số nhà sản xuất không đầu tư xứng đáng cho công nghệ, không đảm bảo đúng quy trình sản xuất, không nghiên cứu quy trình cấp phối nguyên liệu. Đồng thời, nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung với quy mô hộ gia đình, không đăng ký hợp quy chất lượng, không đảm bảo chất lượng, tự phát, nhỏ lẻ cũng ảnh hưởng nhất định đến thị hiếu của người tiêu dùng đối với gạch không nung nói riêng và việc sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất gạch không nung nói chung.
 
VLXD.org (TH/ Báo TN&MT)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng