Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Luật Xây dựng sửa đổi: Quản lý chặt các dự án có vốn Nhà nước

25/11/2013 - 02:36 CH

Một trong những nội dung mới trong Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi đó là quy định quản lý chặt chẽ đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, quy định rõ chức năng của chủ đầu tư.
Sáng nay (25/11), Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Xây dựng sửa đổi, trao đổi với PV bên lề hội thảo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết,dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi) có những điểm mới sau như đổi mới phương thức và nội dung quản lý dự án nhằm quản lý chặt chẽ đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về quy hoạch xây dựng để khắc phục tình trạng xây dựng tự phát, bảo đảm công khai, minh bạch đối với quy hoạch xây dựng được duyệt; tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng; đổi mới cơ chế quản lý chi phí nhằm quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thông qua hợp đồng xây dựng....

Thưa Bộ trưởng, hiện nay trong Luật Xây dựng cũ việc quy định các nguồn vốn là không rõ ràng dẫn đến tiêu cực, thất thoát. Trong lần sửa đổi này, Luật xây dựng có đưa thêm những quy định để kiểm soát việc này chặt chẽ hơn không?

Luật Xây dựng 2003 – Luật hiện hành hiện nay không phân rõ phương thức quản lý với các nguồn vốn khác nhau. Ví dụ, các công trình xây dựng có vốn ngoài Nhà nước cũng như vốn Nhà nước đều giao cho chủ đầu tư có quyền tối cao. Điều này dẫn đến việc gây thất thoát vốn Nhà nước. Quy định này chỉ phù hợp với nguồn vốn ngoài nhà nước, đối với nguồn vốn của Nhà nước thì người chủ đầu tư không phải là người chủ sở hữu mà chỉ là người được ủy quyền của Nhà nước. Cho nên rất cần sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước.

Luật Xây dựng lần này sẽ tập trung để khắc phục tình trạng này. Đây là đổi mới căn bản, các nguồn vốn khác nhau có phương thức quản lý khác nhau trong đó đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý của nhà nước về vấn đề này. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước phảicó quyền và có trách nhiệm.


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: đối với dự án có nguồn vốn của Nhà nước
thì cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí để hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí.


Thưa Bộ trưởng, điểm mới nhất của Luật Xây dựng lần này là gì?

Điểm mới nhất là các nguồn vốn khác nhau phải có phương thức khác nhau trong đó tập trung quản lý nguồn vốn nhà nước. Đây là nguồn vốn dễ bịthất thoát lãng phí nhất. Đối với các dự án có nguồnvốn ngoài nhà nước thì chúng tachỉ quản lý xem có phù hợp với quy hoạch hay không, có an toàn cộng đồng không…

Riêng đối với dựán cónguồn vốn của Nhà nước thì cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí để hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí. Theo tôi, phương thức này sẽ dẫn đến một loạt điều khoản quy định để quản lý trong đó có điều rất quan trọng là phải tập trung quản lý đầu tư cơ bản từ khâu vị trí công trình, khảo sát, lập dự án, thẩm tra thiết kế cơ sở. Đến giai đoạn thực hiện xây dựng phải kiểm tra thiết kế kỹ thuật, kiểm tra giám sát quá trình xây dựng, kiểm tra công tác bảo hành, bào trì…để tất cả các công tác xây dựng phải đảm bảo.

Thưa Bộ trưởng, trong lĩnh vực xây dựng hiện nay có quá nhiều các chủ đầu tư vậy thì Luật Xây dựng sửa đổi sẽ làm gì để giải quyết được vấn đề này?


Đây là nguyên nhân gây thất thoát và hiện nay Việt Nam có hàng nghìn Ban quản lý xây dựng vì theo Luật hiện hành quy định ai sử dụng công trình thì người đó làm chủ đầu tư. Và chủ đầu tư có quyền thành lập Ban quản lý công trình để quản lý công trình của mình. Điều này chỉ phù hợp với nguồn vốn ngoài nhà nước vì họ có tiền,họ làmchủ đầu tư, họ có quyền quyết định công trình của mình.

Còn đối với nguồn vốn Nhà nước thì không phù hợp, chính vì vậyphải khắc phục tình trạng này, thay vì hàng nghìn chủ đầu tư, hàng nghìn ban quản lý mà chúng ta lại có quá ít những người có đủ năng lực để quản lý về đầu tư xây dựng, kỹ thuật xây dựng. Đây là nguyên nhân dẫn đến trách nhiệm quản lý Ban quản lý không cao.

Trong Luật xây dựng sửa đổi lần này, yêu cầu phải thành lập Ban quản lý chuyên nghiệp trong đó có ban quản lý khu vực, ban quản lý chuyên ngành.

Chẳng hạn, các tỉnh, nếu các công trình thuộc vốn của tỉnh thì thành lập Ban quản lý chuyên ngành về dân dụng trong đó bao gồm giáo dục, y tế, các công trình công cộng và Ban quản lý công trình giao thông, Ban quản lý công trình nông thôn… Chúng ta, làm như vậy, sẽ ít ban quản lý nhưng Ban quản lý sẽ tồn tại lâu dài và tăng năng lực ban quản lý. Do tồn tại lâu dài, các ban quản lý phải có trách nhiệm đến cùng đối với công trình.

Xin cám ơn Bộ trưởng!

Theo VnMedia (QT)

Thương hiệu vật liệu xây dựng