Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Đến nay, cả nước có 928 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Báo cáo mới đây của Tổng cục Hải quan cho biết, tính hết tháng 5/2018, cả nước nhập khẩu hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu. Ngoài ra, một số phế liệu khác cũng được nhập khẩu về Việt Nam như: tàu thuyền cũ, lốp xe ô tô, giấy…
Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Đến nay, cả nước có 928 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Báo cáo mới đây của Tổng cục Hải quan cho biết, tính hết tháng 5/2018, cả nước nhập khẩu hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu. Ngoài ra, một số phế liệu khác cũng được nhập khẩu về Việt Nam như: tàu thuyền cũ, lốp xe ô tô, giấy...
Bên cạnh những danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu, thì không ít doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa không đạt chất lượng theo quy định, thậm chí làm giả hồ sơ để nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam. Cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong 5 tháng năm 2018 nhập khẩu hơn 2 triệu sắt thép phế liệu.
“Hiện nay, chúng tôi đang triển khai kế hoạch kiểm soát hàng phế liệu. Có khoảng 3.000 container trên tất cả các cảng biển. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với Tổng Cục cảnh sát tiến hành khởi tố, điều tra sâu vì việc làm giả giấy phép là cấu thành đủ tội danh là kinh doanh hàng cấm rồi, theo Bộ Luật hình sự có hiệu lực thi hành 1/1/2018. Cố gắng trong quý II sẽ phong tỏa mấy nghìn container này và kiến nghị về chính sách đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ” - ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết.
Trước đề xuất của cơ quan chức năng, Chính phủ vừa đưa ra thông báo yêu cầu 4 bộ ngành là Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và Giao thông - Vận tải khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam khiến nguy cơ phế liệu sẽ nhập ồ ạt vào nước ta, qua đó giảm nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.
VLXD.org (TH/ VOV)
Ý kiến của bạn