"Trường hợp phát hiện sai phạm phải chấn chỉnh và xử lý theo đúng quy định của Nhà nước", văn bản được Thủ tướng ký ngày 10/9 nêu rõ.
Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định các hình thức xử phạt vi phạm gồm có khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc và bãi nhiệm. Theochỉ đạo của Thủ tướng, cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 6 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Nếu từng bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng. Trong thời gian bị kỷ luật, những lãnh đạo này sẽ không được đề cử, bổ nhiệm, điều động, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc... Bên cạnh đó, cơ quan quản lý có thể đưa ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật.
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành rà soát lại các chính sách về việc thực hiện các nhiệm vụ dịch vụ công ích, định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động trong việc lập dự toán đối với các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích theo đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc được Nhà nước giao.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các Bộ, cơ quan, địa phương trình Thủ tướng trước 31/12/2013.
Yêu cầu của Chính phủ được đưa ra sau khi TP HCM đình chỉ công tác lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích trên địa bàn gồm Công ty Chiếu sáng công cộng, Công ty Thoát nước đô thị, Công ty Công trình giao thông và Công ty Công viên cây xanh thành phố do phát hiện năm ngoái những vị trên nhận lương từ 584 triệu đến 2,6 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần mức lương theo quy định và mặt bằng chung.
Phát biểu tại một buổi tọa đàm mới đây, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng khẳng định cần phải mịch bạch chính sách tiền lương của doanh nghiệp Nhà nước, gắn với hiệu quả kinh doanh.
Theo Xã luận