Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Kiến nghị điều chỉnh tăng thuế suất tài nguyên sắt, đất, nguyên liệu xây dựng

14/09/2015 - 03:20 CH

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các Bộ, ngành, địa phương xin ý kiến về Dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 712/2013 của Ủy ban Thường vụ quốc hội về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.
>> Tranh luận trái chiều xung quanh đề xuất tăng thuế tài nguyên

Dự kiến tăng thuế suất đối với tài nguyên sắt thêm 2%


Theo Bộ Tài chính cho biết, khoáng sản kim loại là tài nguyên không tái tạo có giá trị kinh tế lớn. Do đó, việc tăng giá thuế suất thuế tài nguyên là cần thiết. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các ý kiến tham gia, Bộ đã rà soát và có điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh các doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, thuế sắt sẽ không điều chỉnh từ năm 2016 như một số loại khoáng sản khác, mà sẽ điều chỉnh từ năm 2017. Cụ thể, thuế suất thuế tài nguyên sắt dự kiến từ ngày 1/1/2017 sẽ được điều tăng từ 12% lên 14%. Mức thuế suất thu từ việc khai thác kim loại sắt dự kiến đạt 166 tỷ đồng/năm, tăng 23,7 tỷ đồng so với mức thu hiện nay.

Bộ Tài chính cho biết, nếu thu nguồn thu thuế tài nguyên từ dầu khí và các tài nguyên khác không tăng so với năm 2014 thì số thu thuế tài nguyên dự kiến tăng 3.101 tỷ đồng so với năm 2014. Nguồn thu này đảm bảo khoảng 26% mức giảm thu ngân sách Nhà nước từ thuế xuất khẩu trong trường hợp xóa bỏ thuế xuất khẩu theo cam kết quốc tế.



Tăng thuế khai thác đất thêm 5%

Theo kế hoạch của Bộ Tài chính, mức thuế tài nguyên đất làm gạch dự kiến điều chỉnh tăng thêm khoảng 5% từ ngày 1/1/2016.

Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với đất làm gạch từ 10 - 15% là cần thiết. Theo Bộ Tài chính, dự báo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ở nước ta năm 2015 là 24 tỷ viên gạch và dự kiến sẽ tăng lên 30 tỷ viên gạch trong năm 2030. Trong khi đó, để sản xuất gạch đất sét nung đáp ứng nhu cầu, mỗi năm cần tiêu tốn khoảng 40 triệu m3 đất sét, 4 triệu tấn than và thải ra môi trường 15 triệu tấn CO2. Những chất thải trên sẽ gây ô nhiễm mỗi trường và hiệu ứng nhà kính.

Định hướng của Chính phủ là việc phát triển sản xuất gạch bằng vật liệu không nung sẽ sử dụng nguyên liệu là các nguồn phế thải như tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện (khoàng 30 - 40 triệu tấn/năm), từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ khuyến khích phát triển và sử dụng gạch bằng vật liệu không nung thay cho gạch từ đất sét nung, hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo như đất sét và than. Ngành vật liệu xây dựng sẽ tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp, từ đó giảm lượng chất rắn, khó CO2 gây ô nhiễm môi trường.

Tăng trần thuế khai thác nguyên liệu xây dựng

Theo dự thảo của Bộ Tài chính, từ ngày 1/1/2016, thuế suất đối với nhóm tài nguyên dùng làm sản xuất vật liệu xây dựng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 3% và dự kiến nguồn thu ngân sách sẽ tăng thêm hơn 300 tỷ đồng.

Cụ thể, thuế khai thác đất khai thác, san lấp xây dựng công trình sẽ tăng từ 4% lên 7%. Nguồn thuế thu ước đạt 156 tỷ đồng, tăng 67 tỷ đồng so với mức thu hiện nay. Đối với đá sỏi, đá nung vôi và sản xuất xi măng, thuế suất tăng từ 7% lên 10%. Mức thuế của hai nhóm tài nguyên này dự kiến sẽ đạt 829 tỷ đồng, tăng 267 tỷ đồng so với mức thu hiện nay.

Bộ Tài chính cho rằng, Bộ đã tính toán lợi nhuận trên 1 đơn vị tài nguyên khai thác đối với đá, sỏi, đá nung vôi và sản xuất xi măng, đất khai thác để xây dựng công trình. Kết quả cho thấy, dù tăng thuế suất lên mức trần 15% thì doanh nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng vẫn có lãi. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết vẫn sẽ điều chỉnh mức thuế suất vật liệu xây dựng cho phù hợp với mặt bằng các khoáng sản khác.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh rằng đá trầm tích đã được xếp vào nhóm đá sỏi nên sẽ áp dụng mức tài nguyên như đá sỏi. Hơn nữa, để tạo thuận lợi cho cơ quan thuế và người nộp thuế thì không nên tách đá trầm tích và đá tận thu khỏi danh mục đá sỏi.

VLXD.org (TH/Vinanet)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng