Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Công bố quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia

15/03/2011 - 03:00 CH

Sáng 15 tháng 3, tại TP Long Xuyên tỉnh An Giang, được sự uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã công bố quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lãnh đạo 6 tỉnh dọc biên giới Tây nam gồm Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước và An Giang đã đến nhận hồ sơ quy hoạch.
Theo quy hoạch, vùng biên giới Việt Nam - Campuchia bao gồm lãnh thổ của 10 tỉnh, trong đó 4 tỉnh thuộc vùng biên giới Tây nguyên và 6 tỉnh thuộc vùng biên giới Tây Nam, tiếp giáp với với Nam Lào và Đông - Đông Nam Campuchia, với diện tích tự nhiên là 73.369,5 km2.



Đây sẽ là vùng kinh tế động lực của cả nước về phát triển nông - lâm nghiệp, phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi quan trọng, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là đầu mối và cửa ngõ giao thông về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không quan trọng phía Tây và Tây nam của Tổ quốc. Theo định hướng phát triển không gian vùng, đây sẽ là vùng bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học lớn nhất nước, vùng lưu giữ các giá trị văn hoá dân tộc bản địa và vùng trung tâm du lịch lớn của cả khu vực ASEAN. Vùng có trục không gian phát triển chính như sau: Trục dọc gồm các tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh QL 14 - tuyến Kon Tum - Kiên Giang và tuyến vành đai biên giới QL 14C Ngọc Hồi - Hà Tiên. Trục ngang gồm các tuyến QL Quảng Nam, QL 19, 26,13, 22, 80, tuyến cao tốc Cần Thơ - thị xã Châu Đốc, tuyến hành lang đường thuỷ sông Tiền, sông Hậu và đường ven biển Tây vịnh Thái Lan. Toàn tuyến biên giới được phân thành 2 khu vực, mỗi khu vực sẽ hình thành các tiểu vùng kinh tế khác nhau như khu vực biên giới Tây Nguyên sẽ có 2 đô thị trung tâm là TP.Buôn Ma Thuột và TP.Pleiku. Tiểu vùng sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất VLXD, khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản, phát triển du kịch, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp; Khu vực biên giới Tây Nam cũng có 2 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng III gồm các tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái. Tiểu vùng IV gồm các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang với chức năng phát triển chính là sản xuất lúa gạo, thuỷ hải sản xuất khẩu, cây ăn trái nhiệt đới. Do vậy các đô thị ở tiểu vùng này sẽ gắn liền với chức năng thương mại du lịch sinh thái và hoạt động của các cửa khẩu.

Đến năm 2020 Vùng biên giới Việt nam - Campuchia sẽ hình thành 216 đô thị, gồm 1 đô thị loại I, 3 đô thị loại II, 17 đô thị loại III, 24 đô thị loại IV và 171 đô thị loại V. Vùng sẽ có 52 cửa khẩu, trong đó có 13 cửa khẩu quốc tế, 13 cửa khẩu chính và 26 cửa khẩu phụ, ó tuyến đường sắt Xuyên Á, 4 cảng hàng không cùng hệ thống đường giao thông theo trục dọc, trục ngang.

Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6 năm 2009.

Ông Vũ Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đánh giá, quy hoạch này sẽ tạo động lực cho hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh phát triển toàn diện, đặc biệt là khu vực cửa khẩu Xa Mát và cửa khẩu Mộc Bài. Tuy nhiên, để nhanh chóng ực biện quy hoạch này, theo ông Thảo, Chính phủ cần thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng có sự tham gia của các tỉnh trong vùng quy hoạch để thực hiện các chương trình dự án của vùng nhăm thúc đẩy kế hoạch phát triển KTXH các tỉnh phù hợp với định hướng của quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, quy hoạch vùng quốc gia và các quy hoạch liên quan khác.

Ông Vương Bình Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, quy hoạch này sẽ là cơ sở pháp lý cho các địa phương ban hành cơ chế, chính sách để phát triển đô thị vùng biên. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần phải có cơ chế đặc thù cho từng vùng, từng địa phương để quy hoạch trở nên khả thi hơn.

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân yêu cầu, các địa phương trên cơ sở quy hoạch này cần phải rà soát, nghiên cứu lập quy hoạch đô thị, nông thôn mới trên địa bàn cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương, từ đó cùng các bộ, ngành điều chỉnh lại quy hoạch theo định hướng phát triển KTXH của mình. Từ quy hoạch, các địa phương chủ động vạch ra những dự án lớn và tìm cách tổ chức thực hiện. Qua thực tế triển khai, nếu có vướng mắc sẽ đề xuất với trung ương ban hành cơ chế, chính sách thực hiện cho phù hợp. Bộ trưởng lưu ý, để thực hiện quy hoạch cần phải có quy chế quản lý cho từng lĩnh vực và phát triển phải theo quy hoạch thì mới đảm bảo cho quy hoạch phát triển bền vững. Có như vậy mới tìm ra động lực để phát triển.

TA_ Theo moc.gov.vn

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng