Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng VN cho biết: Hiện tại, tổng chi phí năng lượng đã chiếm tới từ 45 đến 50% giá thành sản xuất xi măng. Với việc xăng dầu tăng gần 18%, điện tăng 15,3%, than tăng 40%, đã làm cho giá thành xi măng tăng thêm từ 10 đến 15%...
Nếu không điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí do các yếu tố tăng giá nêu trên, thì ngành xi măng sẽ không thể tồn tại được, trước mắt là trong năm nay sẽ thiếu nguồn tiền để trả nợ vốn đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, các nhà máy buộc phải điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí do giá các nguồn đầu vào nêu trên tăng. Ông Thiện cho biết thêm, trong điều chỉnh giá lần này, giá xi măng sẽ tăng thêm 120.000 đồng/tấn (khoảng 10% giá thành).
2. "Xây mới, sửa chữa nhà trọ cho công nhân thuê tại TP.HCM: Được vay 70% giá trị hợp đồng", báo Sài Gòn giải phóng, ngày 8/4/2011, tác giả; V. Anh- L.Phong
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài vừa ký Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ban hành quy chế cho vay đối với hộ gia đình, các nhân xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho công nhân thuê trên địa bàn TP.HCM.
Theo đó, hạn mức cho vay tối đa để sửa chữa, nâng cấp nhà trọ công nhân tối đa là 70% giá trị hợp đồng nhưng không vượt quá 1,5 tỷ đồng; đối với trường hợp xây mới tối đa là 70% giá trị hợp đồng nhưng không vượt quá 2,5 tỷ đồng. Người vay tiền phải hội đủ các điều kiện: công trình nhà trọ cho công nhân thuê phải thuộc địa bàn TP.HCM, đồng thời hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu công trình (tài sản) dự kiến xây mới, sửa chữa thuộc địa bàn TP.HCM...
3. "Nguyên nhân đổ sập, nghiêng của các ngôi nhà ở Hà Nội: Do thay đổi kết cấu chịu lực, tác động từ xây dựng cao tầng", báo Lao động, ngày 8/4/2011, tác giả: T.Dũng - N. Thảo
Gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội có một số ngôi nhà đang có tình trạng lún, nứt...và sập bất cứ lúc nào. Trao đổi với PV báo Lao động, PGS. TS Nguyễn Văn Hùng-nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội- cho hay, với trường hợp ngôi nhà 5 tầng bị sập, theo những gì mô tả, nhiều khả năng ngôi nhà này bị sập không phải do nền đất yếu, mặc dù nền đất ở khu vực này bị liệt vào loại không tốt. Có thể có hai nguyên nhân dẫn đến sự cố này. Thứ nhất là đổ nghiêng cả khối. Thứ hai là đổ sâp do mất ổn định tổng thể. Nguyên nhân thứ hai có nhiều khả năng hơn, do ngôi nhà này sau nhiều lần cải tạo đã thay đổi kết cấu chịu lực ban đầu.
Ngoài ra, còn do hiểu biết về xây dựng và an toàn xây dựng trong những người xây dựng nhỏ lẻ rất thấp. Những chủ thầu, thợ xây không có kiến thức và chuyên môn về xây dựng, nhưng vẫn vô tư nhận những công trình xây dựng lớn. Mặc dù các quy chuẩn, quy định đã khá bài bản và chặt chẽ, tuy nhiên, nhều khi vì lý do này khác, tình trạng làm ẩu, làm sai quy trình vẫn diễn ra.
Đức Minh_Tổng hợp