Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Giá thép tăng dù công suất nhà máy vẫn thừa!

04/03/2011 - 04:32 CH

Đó là khẳng định của ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép VN khi trả lời phỏng vấn PV báo PL&XH. Không chỉ vậy, việc phá vỡ qui hoạch ngành thép còn là nguyên nhân “phá” qui hoạch ngành điện.
Thưa ông, khi điện chưa tăng nhưng thép đã ầm ầm tăng giá, điều này được giải thích thế nào?

So với cuối năm 2010 giá thép hiện đã tăng khoảng gần 1 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân của việc tăng giá này là do cuối năm 2010 giá nguyên liệu trên thế giới tăng mạnh. Thị trường cung cấp quặng tập trung chủ yếu vào Úc và Braxin với 3 Cty lớn chiếm tới 75% sản lượng quặng do vậy cũng mang hơi hướng độc quyền. Chúng ta hiện phải nhập khẩu 70-80 % thép phế, 40 % phôi thép, 100 % than mỡ, than cốc… Nền kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc là các Cty này lập tức tăng giá, các Cty sản xuất thép trên thế giới đều chịu vậy chứ không riêng gì VN.

Cuối năm 2010, Chính phủ đã chỉ đạo không được tăng giá thép nên sau tết việc giá thép tăng là lẽ đương nhiên. Bên cạnh đó, việc tỷ giá đồng USD tăng, các doanh nghiệp lại khó mua được theo tỷ giá ngân hàng đã công bố, phải mua USD theo giá giao dịch bên ngoài, phần chênh là rất lớn, cũng là nguyên nhân đẩy giá thép lên.


Thép xây dựng tăng, các nhà thầu lao đao

Giá điện đã tăng 15,28%, giá thép liệu còn tăng nữa không, thưa ông?

Chắc chắn là sẽ tăng nhưng tăng bao nhiêu thì rất khó dự đoán! Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu chỉ điện tăng thì giá thép cũng tăng không nhiều vì điện chỉ chiếm khoảng 10% giá thành sản xuất thép. Tôi có phát biểu là hoàn toàn nhất trí với việc tăng giá điện vì họ cũng kinh doanh nên không thể chịu lỗ mãi được. Nhưng giá điện bị nén lâu rồi nếu tăng mạnh sẽ không chịu nổi nên tôi đề nghị tăng có lộ trình.

Thưa ông, có thông tin cho rằng ngành thép đang bị phá vỡ qui hoạch nên đã gây khó khăn cho ngành điện, có đúng không?

Đúng. Ngành thép đang phát triển không đúng qui hoạch do Thủ tướng phê duyệt, do vậy cũng “phá” qui hoạch điện, gây khó khăn cho việc cung cấp điện. Điều này tôi đã có văn bản gửi cấp trên đề nghị không được phá vỡ qui hoạch ngành thép từ lâu rồi. Tôi cũng đồng ý với việc, nếu dự án thép nào không nằm trong qui hoạch thì ngành điện không nên cung cấp điện.

Có phải việc phân cấp cho địa phương được cấp giấy phép những dự án thép có vốn đầu tư dưới 500 tỷ đã dẫn tới tình trạng phá vỡ qui hoạch ngành thép, thưa ông?

Tôi cho rằng việc không chấp hành các qui định, qui hoạch ngành thép của một số địa phương là nguyên nhân dẫn đến gần 30 dự án không nằm trong qui hoạch được triển khai. Nếu các địa phương cương quyết không cấp phép cho các dự án này khi không nằm trong qui hoạch hoặc xin phép Thủ tướng và các Bộ, ngành liên quan thì sẽ không dẫn đến tình trạng này.

Ông có cho rằng việc phá vỡ qui hoạch ngành thép liệu có dẫn tới khủng hoảng thừa thép không?


Năm 2011 dự kiến sẽ tiêu thụ 12 triệu tấn thép các loại, trong đó 6 triệu tấn sản xuất trong nước và 6 triệu tấn nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được, nhưng tổng công suất các nhà máy trong nước đều tăng gấp đôi.

Như vậy liệu có là nghịch lý khi công suất các nhà máy thừa mà giá thép lại tăng?


Tăng giá không phải là do các nhà máy chưa hoạt động hết công suất. Bởi, chả ai dại gì sản xuất ra để đắp đống mà vốn lại phải đi vay chịu lãi ngân hàng. Việc các nhà máy vận hành dưới công suất gây lãng phí lớn, bởi cái cần đầu tư thì không đầu tư, cái thừa lại đầu tư, điều này rất phi kinh tế nhưng vẫn xảy ra dù chúng tôi đã liên tục cảnh báo.

TA_ Theo Satthep.net

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng