Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Cuối năm: DN gấp rút thoái vốn BĐS

16/09/2014 - 05:22 CH

Theo nhận định của các chuyên gia, trên , dưới áp lực giải phóng hàng tồn kho, khơi thông dòng vốn, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực thoái vốn BĐS vào dịp cuối năm 2014.
Ở khối doanh nghiệp Nhà nước, do áp lực thoái vốn ngoài ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang rút vốn bất động sản mạnh mẽ. Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tháng 6/2014, EVN đã gần như hoàn thành kế hoạch thoái vốn Công ty Đầu tư xây dựng Điện lực Việt Nam, Bất động sản Sài Gòn Vina, Bất động sản Điện lực miền Trung.

Trong khi đó, sau hơn một năm kể từ ngày ra đời (ngày 19/8/2013) Công ty An Phú - đóng vai trò là công ty xử lý nợ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã bán sỉ và lẻ hàng loạt dự án tại TP HCM, thu về hàng nghìn tỷ đồng. Đầu quý II/2014, Dự án Đông Nam nằm tại Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP HCM quy mô gần 35,3 ha  đã được An Phú chuyển nhượng lại cho Công ty Him Lam trị giá hơn 1.000 tỷ đồng.


Cuộc đua thoái vốn BĐS được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ và khốc liệt vào cuối năm

Với các DN quy mô vừa và nhỏ cũng trong tình trạng khó khăn tương tự, nhiều DN đã chấp nhận chịu lỗ để thoái vốn bất động sản nhằm giải phóng hàng tồn. Đầu tháng 8, Công ty TNHH Sản xuất thương mại xây dựng Tín Phong đã hợp tác với Công ty Hưng Thịnh đầu tư hoàn thiện dự án cùng tên tại quận 12. Đồng chủ đầu tư mới (Hưng Thịnh) đã đổi tên dự án thành 12 View và chào bán rẻ hơn giá cũ khoảng 30%.

Công ty Vạn Phát Hưng cũng lập kế hoạch bán bớt tài sản nhằm tái cơ cấu lại nguồn vốn và giảm bớt tỷ lệ nợ vay với kế hoạch chuyển nhượng cho Công ty An Gia khối 5 dự án La Casa với giá hơn 73 tỷ đồng và một phần đất dự án Nhơn Đức (30 hecta) cho hai trường đại học.

Theo đánh giá của các chuyên gia địa ốc, cuộc đua thoái vốn bất động sản có thể chia doanh nghiệp thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất có tiềm lực mạnh mẽ, quỹ đất nhiều, có thể bán giá nào cũng không bị lỗ; họ thoái vốn chỉ để tạo thêm dòng tiền, săn tìm cơ hội mới. Nhóm thứ hai tiềm lực kém, tài chính yếu, không có cơ hội kiếm lời, cầm chắc kịch bản thua lỗ và đang nợ ngân hàng, họ thoái vốn để cắt lỗ và trả bớt nợ và hầu hết các doanh nghiệp này sẽ phải thoái vốn bằng mọi giá. Do vậy, cuộc đua này vì thế sẽ mạnh mẽ và khốc liệt vào cuối năm khi các khoản nợ, dòng tiền đến thời gian đáo hạn, các chuyên gia dự báo.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng