Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Chú trọng phát triển các ngành kinh tế xanh

08/02/2014 - 09:08 SA

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành chú trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện môi trường.


Gần 4.000 cơ sở hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm


Tính đến cuối tháng 12, gần 4.000 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên cả nước đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, đạt 86,1%.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên&Môi trường, tính đến cuối tháng 12, gần 4.000 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, đạt 86,1%.

Cụ thể, cả nước đã có 141/194 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải theo quy định, 378/439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Nguyễn Minh Quang cũng cho biết, trong năm 2013, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã “tung” gần 1.000 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với hơn 1.400 tổ chức.

Nhờ đó, ngành đã xử lý triệt để các hành vi vi phạm trên toàn bộ các lĩnh vực, giải quyết dứt điểm được nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo, tồn đọng kéo dài.

Loại bỏ mô hình sản xuất gây ô nhiễm

Theo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, các nội dung của kế hoạch này gồm phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô nhiễm môi trường; kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm; cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm; đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; thực hiện khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường…

Kế hoạch này cũng nêu rõ, hướng tới loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; dần hạn chế, tiến tới không cấp phép đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu vực tập trung dân cư, các lưu vực sông, khu vực nhạy cảm, vùng ưu tiên cần phải bảo vệ; chú trọng phát triển các ngành , thân thiện môi trường.

Chính phủ cũng sẽ triển khai đề án cải tạo, phục hồi môi trường các ao, hồ, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đồng thời, xây dựng và triển khai các dự án đầu tư xây dựng trung tâm xử lý chất thải nguy hại tại 4 vùng kinh tế trọng điểm, trước mắt ưu tiên triển khai tại khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; trong giai đoạn đến năm 2020 tiếp tục xây dựng và hoàn thành đưa vào hoạt động các dự án đầu tư xây dựng trung tâm xử lý chất thải nguy hại tại 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Trung bộ.

Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đề ra mục tiêu đến năm 2020 không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý; tiêu huỷ, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt.

CFC - Moitruong.com.vn

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng