Với mục tiêu góp phần vào Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu (BĐKH), Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã chỉ đạo
các đơn vị đẩy mạnh đầu tư công nghệ tiên tiến, cải tạo nâng cấp thiết
bị nhằm giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện bảo vệ môi trường (BVMT)
và phát triển bền vững.
Một trong những đặc trưng cơ bản của
ngành thép là tiêu tốn nhiều năng lượng (chiếm khoảng 6% tổng tiêu thụ
năng lượng của các ngành công nghiệp). Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu
cũng khiến thời gian luyện 1 mẻ thép cao hơn nhiều so với trung bình
trên thế giới.
Để khắc phục tình trạng trên, VNSTEEL đã đề xuất
các giải pháp gồm: Thứ nhất, giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình
sản xuất gang thép ở Việt Nam thông qua việc lựa chọn công nghệ tiêu
hao ít nhiên liệu, năng lượng, phát thải ít, thân thiện với môi trường,
nâng cao tuổi thọ thiết bị, rút ngắn chu kỳ luyện. Sử dụng nguyên nhiên
liệu sạch và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất gang, phôi thép và cán
thép; sử dụng nhiệt dư và khí dư trong quá trình luyện cốc, luyện gang
và luyện thép để tái sử dụng cho sản xuất gang thép. Thứ hai, đổi mới
công nghệ và hiện đại hóa thiết bị trong khai thác và chế biến tài
nguyên khoáng sản. Đầu tư các dự án có quy mô công suất lớn, công nghệ
và thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo hiệu quả cao và BVMT. Thứ ba, tuyên
truyền sâu rộng để mọi người trong ngành hiểu và thực hiện pháp luật về
BVMT. Kiện toàn tổ chức quản lý tài nguyên và môi trường; đào tạo nguồn
nhân lực cũng như tăng cường nguồn tài chính và đầu tư nghiên cứu khoa
học về BVMT.
Theo ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt
Nam, ngành thép cần đầu tư chiều sâu để cải tạo các thiết bị sẵn có,
đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và tổ chức sắp xếp
lại sản xuất để giảm tiêu hao năng lượng và tăng tính hiệu quả trong sản
xuất. Đối với những nhà máy có thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu cần đầu
tư cải tạo, nâng cấp nhằm tăng tỷ lệ quặng thiêu kết và vê viên, thay
quặng sống nạp vào lò cao, giảm tiêu hao than cốc cho luyện gang, xử lý
thép phế thải trước khi nạp vào lò điện hồ quang.
Hiện VNSTEEL đang tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa
học công nghệ, quản lý kinh tế và BVMT nhằm tận dụng tối đa nguồn lực
cho phát triển sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ,
hỗ trợ của các chuyên gia và tổ chức quốc tế về kinh nghiệm và nguồn lực
trong ứng phó với BĐKH.
|
Thời
gian qua, nhờ áp dụng đầu tư mới hệ thống lọc bụi, ngành thép đã giảm
được lượng khí bụi thải phát tán ra môi trường trong quá trình sản xuất
gang thép, giảm được lượng phát thải khí nhà kính. Nếu tính trên tổng
sản lượng thép sản xuất bằng lò điện hàng năm của toàn ngành thì số tiền
tiết kiệm được lên đến hàng chục tỷ đồng. Điển hình là Nhà máy thép
Pomina tận dụng được khí thải ở nhiệt độ 300 - 400OC trong lò để sấy phế
liệu trước khi đưa vào luyện. Nhờ đó, giảm tiêu hao điện cho quá trình
luyện thép tới 30%, giảm chi phí sản xuất hơn 10 USD/tấn. Bên cạnh đó,
việc sử dụng gang lỏng trong phối liệu, loại bỏ tất cả các lò điện có
dung lượng nhỏ hơn 10 tấn, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị và chuẩn bị
nguyên liệu… cũng góp phần giảm tiêu thụ nhiên liệu khoảng gần 20%. Các
Cá cược game
Thái Nguyên, Công ty CP Thép Biên Hòa cũng thực
hiện rất tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà
kính bằng việc sử dụng công nghệ ít tiêu tốn vật tư và “nguyên liệu
sạch”, kết hợp với biện pháp xử lý cuối nguồn. Đồng thời, tăng cường
nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao vị thế
của doanh nghiệp.
Theo Báo Công Thương