Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Xử lý, sử dụng tro, xỉ thạch cao từ nhà máy nhiệt điện, hóa chất: Vì môi trường

05/10/2013 - 09:33 SA

Đây là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam tại hội thảo lấy ý kiến cho Dự thảo “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt cơ chế thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất VLXD giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến 2030” (ngày 04/10).

Toàn cảnh Hội thảo.


Mục tiêu hướng đến: Xử lý, sử dụng hết các chất thải từ sản xuất nhiệt điện đốt than

Theo Vụ VLXD, mục tiêu chung của Dự thảo nhằm xử lý, sử dụng các chất thải từ lĩnh vực sản xuất nhiệt điện, hóa chất, phân bón sử dụng than để làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

Việc xử lý, sử dụng các chất thải từ lĩnh vực sản xuất nhiệt điện, hóa chất, phân bón sẽ góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư và diện tích đất đai dùng làm bãi chứa chất thải; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm nguồn thu từ bán các chất thải đã được xử lý; tăng hiệu quả đầu tư của các dự án.

Các chất thải từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón qua xử lý sẽ là nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu làm phụ gia cho sản xuất xi măng, làm bê tông đầm lăn, bê tông đất, các vật liệu khác; tiết kiệm ngoại tệ, giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế.

Chúng đồng thời tạo nguồn nguyên liệu cơ bản, ổn định để phát triển bền vững cho ngành sản xuất VLXD không nung, thay thế vật liệu nung sử dụng nhiều tài nguyên đất đai, khoáng sản và nhiên liệu, năng lượng phát thải nhiều ra môi trường gây ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính…

Dự thảo đưa mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 sử dụng khoảng 1-1,3 triệu tấn thạch cao nhân tạo và khoảng 20 triệu tấn tro, xỉ mỗi năm; Đến năm 2020 xử lý và sử dụng khoảng 4,5-5 triệu tấn thạch cao và khoảng 30-40 triệu tấn tro, xỉ mỗi năm; Đến năm 2030 phấn đấu xử lý, sử dụng hết các chất thải từ sản xuất nhiệt điện, đốt than cũng như từ hóa chất, phân bón để làm nguyên liệu sản xuất VLXD và các nhu cầu khác…

Dự theo cũng đưa ra cơ chế thực hiện và trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành.

Tại hội thảo, đại diện các bộ, hiệp hội và TCty liên quan đã đóng góp ý kiến cho nội dung Dự thảo. Phần lớn các ý kiến cho rằng: Bên cạnh những nội dung đã đạt được, dự thảo cần phải bổ sung, chỉnh sửa thêm để hoàn chỉnh trước khi trình Thủ tướng.

Nội dung cơ chế thực hiện của Dự thảo chưa cụ thể, cần được điều chỉnh theo hướng xây dựng trách nhiệm của đơn vị sinh ra phế thải, đơn vị nghiên cứu xử lý, trách nhiệm của cơ quan quản lý và trách nhiệm của người sử dụng…

Những con số đưa ra cho mục tiêu cụ thể chưa có cơ sở chính xác. Thời gian, lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm 2013 không còn khả thi. Việc tổ chức thực hiện không có mốc thời gian cụ thể….

Mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ môi trường


Mục tiêu trước hết của Dự thảo để nhằm xử lý tốt vấn đề môi trường.

Chủ trì hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cơ bản đồng tình với các ý kiến đóng góp dành cho Dự thảo và nhấn mạnh: Mục tiêu chính ở đây không phải đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất VLXD mà quan trọng là xử lý môi trường, cho nên nội dung Quyết định này chủ yếu tập trung về môi trường, xử lý phế thải biến ra thành phụ phẩm, hàng hóa.

Thứ trưởng yêu cầu: Về nội dung, Dự thảo cần sửa lại phạm vi, mục tiêu, cơ chế… Mục tiêu chung cần gia cố lại, mục tiêu cụ thể từ nay đến 2015 còn rất ngắn, nên sẽ chia mục tiêu theo 2 giai đoạn và tập trung vào các nhà máy phải lắp đặt được dây chuyền để xử lý được tro xỉ, thạch cao…

Về cơ chế thực hiện, phải phân loại tro xỉ riêng, thạch cao riêng. Dự thảo quy định cần nhấn mạnh cơ chế cho 3 chủ thể là đơn vị phát thải, người sử dụng, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước… và phân công nhiệm vụ thực hiện của từng đơn vị cụ thể, bao gồm các bộ, ngành.

Trong đó nhấn mạnh hơn về trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ TN&MT, các tập đoàn, TCty, tập đoàn như (Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, TCty xi măng, Tập đoàn Than và Khoáng sản… và nhiệm vụ của Hiệp hội VLXD.

Về phần sản xuất, thiết bị, theo Thứ trưởng, dự thảo nên giảm nhẹ, không đặt nặng về chế tạo, quan trọng nhất vẫn là xử lý môi trường.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam chỉ đạo: Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn cần đưa vào Quyết định phải hoàn thành trong năm 2014. Việc tổ chức phối hợp, lập dự án phải có kế hoạch cụ thể.

Ban Soạn thảo cần tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, Hiệp hội và đơn vị liên quan, bổ sung, chỉnh sửa dự thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo Baoxaydung (QT)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng