Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD cơ bản

Các công trình xây dựng bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung

30/05/2015 - 09:23 SA

Những nội dung cơ bản của Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 quy định các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo các lộ trình khác nhau.
>> Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam
>>> Vật liệu không nung: Xu hướng tất yếu của ngành VLXD

Ư điểm nổi trội của vật liệu xây dựng không nung


So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN) có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung như không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay.


Sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung không những giúp chúng ta gìn giữ đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn góp phần quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

Không dùng nhiên liệu như than, củi.. để đốt. tiết kiệm nhiên liệu năng lượng, và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.

Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tích kiệm vữa xây, giá thành hạ.

Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc.

Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư thấp hơn vật liệu nung…

Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Xây dựng công bố.

Thách thức phát triển VLXDKN

Theo thống kê mới nhất được đưa ra tại Hội thảo khởi động Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” ngày 29/5 ở Hà Nội, sản xuất gạch không nung hiện mới chỉ chiếm 20% thị phần trong nước.

Như vậy có thể thấy gạch không nung mới chiếm một thị thị nhỏ trên tổng số vật liệu xây trong công trình xây dựng. Việc sử dụng vật liệu này còn rất hạn chế trong khi việc xóa bỏ sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung vẫn gặp nhiều khó khăn.

“Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng hiện chưa có doanh nghiệp nào tại Việt Nam được hưởng các ưu đãi cho sản xuất gạch không nung” ông Nguyễn Quang Chung, Giám đốc Công ty Cổ phần Bê tông Khí Viglacera, khẳng định..

Một trong những thách thức lớn nhất để phát triển gạch không nung ở Việt Nam là thị hiếu của người tiêu dùng và giá thành của vật liệu còn cao gấp 2-3 lần so với vật liệu truyền thống.

Bà Louise Chamberlain, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), nhận định, ngành xây dựng tại Việt Nam đang tăng trưởng trung bình 8%/ năm 2015, nhu cầu gạch xây dựng của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng hiện ngành này vẫn đang sử dụng tới 80% gạch nung truyền thống. Thực tế này gây tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.

“Nhận thức được tác hại của việc sản xuất gạch đất sét và những ưu điểm của việc sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, trong 5 năm qua Bộ Xây dựng đã tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định, quyết định, chính sách nhằm hạn chế việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung”, ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng, cho biết.

Tại cuộc họp ngày 18/3/2015 về tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung theo Quyết định 567/QĐ-TTg và Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung, thay thế loại vật liệu truyền thống gây mất đất, ô nhiễm môi trường hiện nay.

Các công trình phải sử dụng VLXDKN

Ông Phạm Văn Bắc cho biết Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 quy định sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng. Theo đó, tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.

Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

“Với đà đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung hiện nay, việc cung cấp các loại sản phẩm vật liệu xây không nung cho thị trường là không thiếu, song cần kích thích khâu tiêu thụ sản phẩm thì mới đảm bảo quá trình phát triển bền vững loại vật liệu này”, ông Bắc nhấn mạnh.

Ngoài ra “Nhà nước cần phải chung tay với doanh nghiệp giải bài toán về vốn, lãi vay, thực hiện nghiêm túc việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình vốn nhà nước theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ”, ông Nguyễn Quang Chung nói, “Nếu không có những nỗ lực mạnh mẽ và quyết tâm từ phí Bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp thì mục tiêu vật liệu không nung tại Việt Nam là rất khó khăn.”

Sau 5 năm thực hiện, đến nay toàn quốc đã có 1.500 dây chuyền công suất 7 triệu viên/năm và hơn 100 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất 7-40 triệu viên/năm. Tổng công suất sản xuất gạch xi măng cốt liệu khoảng trên 5,2 tỷ viên/năm.

Ngoài ra, còn có khoảng 12 dự án với tổng công suất 1,3 tỷ viên gạch bê tông, 17 cơ sở sản xuất bê tông bọt với tổng công suất 120 triệu viên/năm. Các sản phẩm tấm tường thạch cao, tấm 3D, đá chẻ, gạch silicat,… có số lượng không đáng kể.

Như vậy, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đã vượt mục tiêu tổng công suất 20-25%. Tỷ lệ gạch nhẹ cũng đạt mức 21% mục tiêu đã đề ra.

Mai Anh (VLXD.org)

Thương hiệu vật liệu xây dựng