Tiêu thụ tăng, giá ổn địnhMặc dù tháng 7 bắt đầu bước vào mùa mưa, thị trường thép ít biến động, nhưng với
lượng thép tiêu thụ không giảm cho thấy thị trường thép có tín hiệu khả quan hơn so với thời điểm cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép xây dựng tháng 7/2014 đạt 404.608 tấn, tuy giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn tăng 9,16% so với cùng kỳ năm 2013.
Lượng
thép tiêu thụ của các doanh nghiệp Cá cược game
VSA đạt 423.656 tấn, so với tháng trước tăng 12,72% và so với cùng kỳ 2013 tăng 7,22%.
Tính chung 7 tháng năm 2014 toàn Hiệp hội sản xuất được 2.844.726 tấn
thép xây dựng, tăng 216.591 tấn, tăng gần 8,24% so với 7 tháng đầu năm 2013. Tổng số thép tiêu thụ của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội 7 tháng đầu năm 2014 là 2.935.670 tấn, tăng trên 269.000 tấn, so với cùng kỳ năm 2013 tăng 10,09%
Giá bán thép trong thời gian này chịu nhiều yếu tố tác động như tăng giá điện, xăng dầu, vận tải… làm cho giá thành sản xuất tăng cao hơn. Tuy nhiên giá thép bán ra tại phía Bắc vẫn giữ mức ổn định.
Tại thị trường phía Nam, cuối tháng 7 giá bán thép bình quân khoảng 1,3 triệu đồng/tấn, chưa bao gồm thuế VAT, giá bán này tăng cao hơn phía Bắc khoảng 100.000 đồng đến 150.000 đồng/tấn.
Thị trường thép xây dựng nói riêng đang có những dấu hiệu khả quan trong khâu tiêu thụ sản phẩm Thách thức bài toán cung-cầuTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng sắt
thép nhập khẩu trong tháng 7/2014 lên tới 800.000 tấn, trị giá 548 triệu USD, tăng 61,6% về lượng và 50,5% về giá trị so với tháng trước đó.
Tính chung 7 tháng đầu năm, lượng sắt thép nhập khẩu lên tới trên 5,8 triệu tấn, trị giá 3.926 triệu USD, tăng 5,8% về lượng.
Điều này rất đáng lo ngại vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ và giá bán thép của các doanh nghiệp trong nước, các chuyên gia trên lĩnh vực này cho biết.
Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, lượng thép tiêu thụ tăng nhiều hơn so với thép sản xuất là do các doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, đủ tiêu thụ và gối đầu cho tháng tiếp theo.
Thời gian qua có thêm nhiều nhà máy sản xuất thép đi vào sản xuất nên việc tăng tiêu thụ sản phẩm vẫn không thể giải quyết hiệu quả tình trạng “cung vượt cầu”. Doanh nghiệp sản xuất thép vẫn loay hoay tìm lối thoát bằng đẩy mạnh xuất khẩu.
Lượng thép xuất khẩu tính đến 31/6/2014 đạt gần 1,8 triệu tấn, tăng 23,9%; kim ngạch xuất khẩu 1,47 tỷ USD, tăng 17,78% so với cùng kỳ năm 2013, cho thấy tăng trưởng của ngành thép chủ yếu nhờ vào xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc các thị trường có tiềm năng về xuất khẩu thép đã và đang thiết lập ngày càng nhiều hàng rào chống bán phá giá, cảnh báo áp thuế chống bán phá giá gây ra sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp xuất khẩu thép.
Tình trạng các sản phẩm thép giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam sau đó “đội lốt” thương hiệu thépViệt xuất khẩu đi các nước khác với giá cao làm ảnh hưởng đến uy tín thép Việt Nam cũng là một trong những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm về thép.
Đây đang là vấn đề đặt ra trong chiến lược phát triển thị trường VLXD Việt Nam nói chung và thị trường thép nói riêng trong những năm tới.