Trong gần 5 năm gần đây, lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang thị trường các nước EU chiếm dưới 2% tỷ trọng chung của ngành. Do vậy, lãnh đạo Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng xuất khẩu xi măng của Việt Nam ít chịu ảnh hưởng bởi cơ chế điều chính carbon của EU.
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU (Bộ Công Thương) cho biết vào tháng 10, EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Xi măng là một trong 6 mặt hàng xuất khẩu sang EU chịu ảnh hưởng của cơ chế này. Theo hướng dẫn của EU, các nhà nhập sẽ phải thu thập dữ liệu quý IV, kể từ ngày 1/10/2023 và báo cáo đầu tiên phải nộp trước ngày 31/1/2024.
Trong giai đoạn này, các nhà nhập khẩu hàng hóa trong phạm vi quy định mới sẽ chỉ phải báo cáo lượng phát thải khí nhà kính (GHG) trong hàng nhập khẩu (phát thải trực tiếp và gián tiếp) mà không thực hiện bất kỳ khoản thanh toán hoặc điều chỉnh tài chính nào.
Trao đổi với người viết, ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) đánh giá cơ chế CBAM của EU có ảnh hưởng đến ngành Xi măng Việt Nam, tuy nhiên mức độ tác động không đáng kể bởi trong gần 5 năm gần đây, lượng xuất khẩu loại vật liệu xây dựng này sang EU chiếm dưới 2% trong tổng lượng hàng .
8 tháng đầu năm 2023, của Việt Nam đạt 58,8 triệu tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, mảng xuất khẩu đạt 21,2 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ. 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang EU 400.000 tấn xi măng, tương ứng gần 17 triệu USD, chiếm 1,8% về tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu loại vật liệu xây dựng này.
Ông Lương Đức Long cho rằng, “không lo sợ” trước CBAM, tuy nhiên ngành Xi măng cũng đang chuẩn bị các phương án nhằm xanh hóa, giảm phát thải carbon. Chính phủ đã cam kết đưa phát thải carbon về 0 vào năm 2050. Do vậy, mọi ngành kinh tế đều phải tìm giải pháp xanh hóa, Phó Chủ tịch VNCA nói.
VLXD.org (TH)
Ý kiến của bạn