>> Xuất khẩu xi măng và clinker: DN Việt “đuối” sức cạnh tranh
>> Những thách thức đối với xuất khẩu xi măng trong năm 2015
Thuận lợiViệt Nam
có nguồn nguyên liệu
sản xuất xi măng dồi dào và có chất lượng. Cụ thể
là trữ lượng trên toàn quốc ở dạng tài nguyên ước tính: đá vôi trên 32
tỷ tấn, đất sét xi măng trên 4,6 tỷ tấn, phụ gia làm xi măng trên 3,6 tỷ
tấn. Trong đó đã khảo sát và thăm dò ở mức độ có thể cấp phép khai
thác, đã đưa vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm
nguyên liệu xi măng Việt Nam đến năm 2020: đá vôi trên 12,5 tỷ tấn, đất
sét xi măng trên 2,9 tỷ tấn và phụ gia xi măng gần 0,3 tỷ tấn. Với trữ
lượng như vậy, Việt Nam có đủ để sản xuất xi măng cho hàng trăm năm tiếp
theo.
Sản xuất xi măng là chế biến sâu khoáng sản, sản phẩm xi
măng là kết quả của một chuỗi giá trị gia tăng. Khoáng sản làm xi măng được tính toán và có quy hoạch, được cấp phép khai thác
trên nguyên tắc chặt chẽ sau khi có đánh giá tác động môi trường. Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tăng cường khai thác
và sử dụng khoáng sản hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội,
khuyến khích chế biến sâu khoáng sản, bảo vệ môi trường, cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử và đảm bảo an ninh quốc phòng. Sản xuất xi
măng được đánh giá là việc chế biến sâu khoáng sản, làm tăng giá trị gia
tăng của khoáng sản.
Việt Nam là đất nước có bờ biển dài, có lợi
thế trong việc xuất khẩu. Tuy nhiên lợi thế này chưa được khai thác
triệt để và hiệu quả, vì chúng ta chưa có cảng chuyên dùng để bốc dỡ sản
phẩm xi măng, chưa có hệ thống logistics đảm bảo cho việc xuất khẩu
hiệu quả.
Điều tiết
nội địa, đặc biệt trong
giai đoạn suy thoái kinh tế. Năm 2013, cả nước tiêu thụ 61 triệu tấn sản
phẩm, trong đó xuất khẩu 15 triệu tấn. Nhờ đó mà các dây chuyền vẫn duy
trì sản xuất, các doanh nghiệp vẫn có tiền khấu hao thiết bị, trả nợ
ngân hàng, trong khi tiêu thụ nội địa giảm sút và các dây chuyền mới đã
triển khai trước đây vẫn phải hoàn thành, vẫn bổ sung thêm công suất.
Cũng nhờ lượng xuất khẩu đó (có thể gọi là công suất dự trữ), mà khi
kinh tế lấy lại đà tăng trưởng, Việt Nam sẽ không sợ thiếu xi măng cho
thị trường nội địa.
Ngoài ra xuất khẩu còn có tác dụng nâng cao
năng lực kinh doanh của ngành, làm quen với thị trường quốc tế, tiếp cận
thông tin về công nghệ sản xuất, trình độ công nghệ và quản lý của Thế
giới. Các nước có điều kiện sản xuất xi măng như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan cũng duy trì việc xuất khẩu để điều tiết.
Nhật
Bản, một đất nước được xem là hiếm tài nguyên nhưng thường xuyên có
nhu cầu đột xuất về xi măng, vẫn xuất khẩu xi măng để duy trì sản xuất
và điều tiết thị trường nội địa. Nhật Bản trong điều kiện bình thường
xuất khẩu 14% sản lượng, nhưng trong điều kiện bị ảnh hưởng suy thoái
cũng đã xuất khẩu tới gần 20% sản lượng.
Vì vậy chúng ta nên duy
trì mức độ xuất khẩu hợp lý. Trong điều kiện bình thường, nước ta vẫn
nên bố trí tỷ lệ xuất khẩu từ 10 – 15% sản lượng xi măng tiêu thụ. Trong
giai đoạn suy thoái chúng ta có thể xuất khẩu trên 20% sản lượng để
điều tiết mà không lo ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu trước mắt và lâu
dài.
Bước tiến trong xuất khẩuNhững kết
quả đạt được trong xuất khẩu sản phẩm xi măng của các doanh nghiệp Việt
Nam cho thấy chúng ta có đủ điều kiện để xuất khẩu. Tuy mới 4 năm vừa
tham gia xúc tiến thương mại, vừa triển khai xuất khẩu nhưng các doanh
nghiệp xi măng của ta đã đạt được được những thành công nhất định.
Giá
xuất khẩu xi măng đã có chiều hướng tăng, giá năm 2013 cao hơn năm
2012, giá xi măng xuất khẩu năm 2014 tăng hơn so với năm 2013. Theo báo
cáo của các doanh nghiệp xi măng trong nước mỗi năm giá xi măng xuất
khẩu tăng khoảng 2USD/tấn.
Tỷ trọng xi măng trong xuất khẩu của
Việt Nam đạt trên dưới 25%, đây là con số có ý nghĩa đối với ngành xi
măng bởi có thời điểm Việt Nam phải nhập 100% clinker.
Hạn chế Chưa
có nhiều kinh nghiệm khi chỉ mới tham gia thị trường xuất khẩu vẻn vẹn
có 4 năm, hơn thế, các doanh nghiệp sản xuất xi măng chưa chịu đầu tư
cho việc tìm kiếm thị trường, hầu như tất cả đều thông qua các đối tác
thương mại nước ngoài, chưa có thị trường ổn định lâu dài…
Hiện
nay ở Việt Nam chưa có cảng chuyên dùng cho việc xuất trực tiếp sản phẩm
xi măng, đặc biệt là clinker, hệ thống logistics còn thiếu chưa đồng bộ
gây khó khăn cho công tác xuất khẩu.
Các
doanh nghiệp sản xuất xi măng chưa ký được các hợp đồng xuất khẩu dài
hạn trong thương mại quốc tế, những hợp đồng này bao giờ cũng có lợi thế
về giá cho bên bán.
Sự kết hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành
của Việt Nam còn hạn chế trong việc thống nhất giá xuất khẩu chung, các
đối tác nước ngoài đã lợi dụng yếu điểm này để dìm giá xuất khẩu của xi
măng Việt Nam mặc dù chất lượng của Việt Nam cũng tương đương với các
nước bạn.
Từ trước đến nay, các doanh nghiệp vẫn xem xuất khẩu xi
măng như một giải pháp tình thế để giảm tồn kho và bình ổn cán cân
cung-cầu nên thiếu sự đầu tư dài hơi cho các chính sách xuất khẩu.
Khắc phụcMuốn
làm tốt công tác xuất khẩu xi măng trong thời gian tới, Nhà nước cần có
định hướng cụ thể cho việc xuất khẩu dài hơi và tính toán hợp lý sản
lượng xi măng xuất khẩu để không làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu tại
thời điểm hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh đó, Nhà nước cần điều
tiết khi nguồn cung cân bằng hoặc thiếu so với nhu cầu, có thể áp dụng
thuế xuất khẩu từ 5 – 10%.
Đồng thời các Bộ, ban ngành liên quan cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong việc xúc tiến thương mại.
Khuyến
khích các doanh nghiệp ngành xi măng đầu tư có chiều sâu, bền vũng cho
thị trường xuất khẩu từ khâu tìm kiếm, khai thác thị trường, logistics,
cho đến các vấn đề về nâng cao công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm
để tạo ra lợi thế cạnh tranh…
Hơn hết, việc cần làm ngay bây giờ,
Việt Nam cần đầu tư các cảng chuyên dùng bốc xếp các sản phẩm xi măng
như trong Quyết định 1488 của Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT có
trách nhiệm rà soát, điều chỉnh và có kế hoạch triển khai quy hoạch giao
thông, trong đó có cảng bốc xếp clinker và xi măng cho phù hợp.
Hiệp
hội Xi măng Việt Nam cũng cần tăng cường hoạt động của mình trong việc
cung cấp các thông tin, tạo mối liên quan mật thiết giữa các doanh
nghiệp sản xuất xi măng trong nước nhằm nâng cao hiệu quả và tạo một môi
trường xuất khẩu lành mạnh, bền vững.
Nguồn: