Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Xi măng dư thừa, xuất khẩu lại gặp khó

03/01/2017 - 03:33 CH

Hiệp hội Xi măng Việt Nam dự báo, từ năm 2017 trở đi ngành xi măng Việt Nam sẽ bắt đầu dư thừa do công suất của ngành tăng mạnh trong thời gian gần đây và tính cạnh tranh trong xuất khẩu giảm.
>> Thuế suất cho xi măng xuất khẩu đang được xem xét về mức 0%
>> Mức thuế xuất khẩu mới của xi măng bị phản ứng
>> Clinker xuất khẩu phải nộp thuế 5%
>> Đánh thuế xuất khẩu xi măng: Có thể làm giảm sức cạnh tranh của xi măng Việt Nam


Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, đến năm 2016 tổng công suất thiết kế của ngành xi măng Việt Nam đạt gần 88 triệu tấn/năm. Nếu tính các dự án đang tiến hành đầu tư, dự kiến hoàn thành trong năm 2018, tổng công suất thiết kế toàn ngành lên đến 108 triệu tấn/năm. Thêm nữa, những nhà máy xi măng đã đi vào sản xuất cũng không ngừng đầu tư cải tiến kỹ thuật, công nghệ nên năng lực sản xuất thực tế đến năm 2020 có thể lên đến 120-130 triệu tấn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, cho biết dự báo tiêu thụ xi măng trong nước năm 2020 vào khoảng 82 triệu tấn, nghĩa là sẽ dư thừa 36-47 triệu tấn. Còn theo dự báo trong quy hoạch, với khả năng tiêu thụ trong nước năm 2020 là 93 triệu tấn thì sẽ dư thừa khoảng 25-36 triệu tấn xi măng.

“Nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2016 khoảng 60 triệu tấn, dự báo từ nay đến năm 2020 mỗi năm tăng 5-6 triệu tấn và đến năm 2020 nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước khoảng 80-82 triệu tấn. Vì vậy, sự dư thừa này có thể bắt đầu từ năm 2017 và áp lực cạnh tranh tiêu thụ nội địa tiếp tục gia tăng”, ông Cung nói.


Từ năm 2017 trở đi dự báo ngành xi măng Việt Nam sẽ bắt đầu dư thừa. Hình minh họa.

Được biết, từ một nước nhập khẩu xi măng, từ năm 2010 trở đi Việt Nam đã xuất khẩu được mặt hàng này. Cao điểm, vào năm 2014, Việt Nam đã lọt vào các nước xuất khẩu xi măng và clinker cao của thế giới khi xuất khẩu được 20 triệu tấn. Nhưng sau năm 2014, tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam giảm sút. Năm 2015 xuất khẩu được 16,2 triệu tấn, giảm 18% so với năm 2014. Và năm 2016 xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam sẽ thấp hơn năm 2015 khoảng 2%.

Xi măng xuất khẩu không chỉ giảm về khối lượng mà giá xuất khẩu cũng giảm do cạnh tranh của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Năm 2014, Trung Quốc thừa đến 700 triệu tấn xi măng; và con số này hiện nay là 600 triệu tấn/năm nên họ tìm cách xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới với khối lượng lớn, giá rất thấp...

Các doanh nghiệp sản xuất xi măng cho rằng, thị trường xuất khẩu xi măng đang khó lại càng khó hơn khi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 122/2016/NĐ-CP được thực thi.

Ngày 1-7-2016 Nghị định 100/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 209/2013/NĐ-CP) tại khoản 11 Điều 3 quy định sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ được xếp vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Còn từ ngày 1-9-2016 Nghị định 122/2016/NĐ-CP tại phụ lục 1 - biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế ở mục 21 quy định vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5%.

Theo ông Cung, khi hai nghị định trên được thực thi, các doanh nghiệp xi măng lo lắng chi phí xuất khẩu có thể tăng lên và xi măng của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh. Xuất khẩu khó khăn, chắc chắn diễn biến thị trường xi măng trong nước sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Một số doanh nghiệp sản xuất xi măng phải đối mặt với tình trạng ngưng sản xuất hoặc có nguy cơ phá sản. Khi đó cả hai mục đích tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản trong xi măng xuất khẩu và tăng thu ngân sách đều không đạt được.

Do đó, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành tạm thời hoãn việc thi hành 2 nghị định nêu trên. Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết trong phiên họp thường niên 2016 vừa diễn ra tại Indonesia, Hiệp hội Xi măng Đông Nam Á đã bày tỏ quan ngại việc Việt Nam áp dụng chính sách thuế với ngành xi măng theo 2 nghị định nêu trên. Hiệp hội Xi măng Đông Nam Á cho rằng, thực thi biện pháp này có thể làm giảm sức cạnh tranh của xi măng Việt Nam và đây là giải pháp mà các nước trên thế giới không áp dụng.

Theo TBKTSG
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng