Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bê tông

Bê tông từ vật liệu phế thải góp phần cải thiện môi trường

17/11/2016 - 04:35 CH

Việc ứng dụng các công nghệ vật liệu xây dựng mới như bê tông “xanh”, với thành phần chính là vật liệu phế thải không chỉ tạo ra một loại hỗn hợp bền hơn, rẻ hơn, mà còn góp phần cải thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng cho người sử dụng.
>> Công nghệ bê tông ở Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng
>> Ứng dụng KHCN phát triển bê tông bền vững cho các công trình
>> Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai

Với tốc độ xây dựng và đô thị hóa diễn ra rất mạnh như hiện nay, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng, đặc biệt là bê tông cốt thép tăng rất mạnh, kéo theo việc sản xuất xi măng (là nguyên liệu chính sản xuất bê tông) và cát sỏi cũng tăng mạnh.

Thống kê từ Bộ Xây dựng cho biết, chỉ tính riêng đối với xi măng, năm 2015, Việt Nam sản xuất khoảng hơn 75 triệu tấn. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 là 93 -95 triệu tấn, đến năm 2030 là 113 – 115 triệu tấn. Sản xuất xi măng theo quy trình hiện nay phải sử dụng các nguyên liệu chính là đá vôi, đất sét…, sẽ phát thải khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2, làm ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng đó, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành, thông qua nhiều luật, văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, như Luật Xây dựng 2013, Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Đầu tư 2014… Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24a/2016 về quản lý vật liệu xây dựng, quy định việc phát triển xây dựng, trong đó có việc phát triển vật liệu xây dựng phải đảm bảo việc hài hòa giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và vấn đề về môi trường. Nhờ đó, nhiều công nghệ vật liệu xây dựng bê tông mới đã được nghiên cứu và áp dụng trong cuộc sống.


Bê tông truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi bê tông thân thiện môi trường.

Nếu như trước đây, nhiều công trình mới chỉ áp dụng công nghệ bê tông cường độ cao, nhằm giảm tiết diện, kích cỡ các cấu kiện, giảm thiểu vật liệu xi măng, cũng như nguyên liệu đầu vào, thì hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng thêm nhiều loại công nghệ bê tông khác nhau. Chẳng hạn, bê tông nhẹ chất lượng cao, bê tông bọt, bê tông khí và đặc biệt, thời gian gần đây là công nghệ bê tông xanh, với thành phần chính là phế thải tro bay của nhà máy nhiệt điện, cùng cốt liệu bê tông tái, sợi nhôm. Bước đầu, loại bê tông mới này thành công trong việc áp dụng vào bê tông đầm lăn tại một số đập thủy điện lớn, đặc biệt là đập thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu. Nhờ đó, đã giảm được thời gian thi công công trình đến 3 năm, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng công trình, đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư cho Nhà nước.

Không chỉ có các công trình thủy điện, một số công trình xây dựng dự án bất động sản bước đầu cũng đã ứng dụng công nghệ vật liệu bê tông từ tro bay và được đánh giá cao trong việc giảm tiếng ồn, cũng như chống nóng, như Nam Long với dự án Ehome 4, Phúc Khang với một số công trình đang triển khai tại TP.HCM, hay Ecopark tại Hưng Yên.

Theo đánh giá của ông Lê Quang Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng, thì công nghệ bê tông cường độ cao, chất lượng cao, sử dụng tro bay là công nghệ thể hiện được vai trò của giới khoa học, cũng như các đơn vị nhà thầu ứng dụng rất thành công. Bên cạnh đó, việc sử dụng bê tông xanh cũng góp phần giảm thiểu và tái chế không nhỏ lượng phế tải trong quá trình sản xuất nhiệt điện của nhiều nhà máy như Phả Lại, Vĩnh Tân, Thái Bình…

Thống kê từ nhiều đơn vị cho thấy, lượng phế thải tro bay từ các nhà máy hiện nay là rất lớn và đây là được coi là nguồn nguyên liệu tốt cho việc sản xuất các vật liệu bê tông thân thiện với môi trường nếu biết tận dụng tốt.

Theo đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Phan Vũ, ngoài việc sử dụng các vật liệu phế thải của các nhà máy nhiệt điện, cát xay từ đá và các loại phụ gia khoáng vào bê tông làm cho bê tông có cường độ cao hơn, việc sản xuất bê tông thân thiện có thể tận dụng lại các vật liệu phế thải trong khâu sản xuất để tái tạo lại làm vật liệu như các vật liệu rơi vãi, sản phẩm bê tông lỗi. Bằng cách sử dụng công nghệ nghiền tạo thành cát, hoặc dùng công nghệ cát nghiền sẽ tạo ra một loại vật liệu khoáng có thể giảm bớt đáng kể lượng xi măng và cho cường độ bê tông cao hơn nữa.

Thời gian tới, theo ông Lê Quang Hùng, Bộ Xây dựng sẽ cùng với các cơ quan có liên quan tập trung hoàn thiện về mặt thể chế về quản lý loại vật liệu xây dựng này như thế nào cho phù hợp, đồng thời đề ra các quy chuẩn, mục tiêu hoàn thiện, xây dựng các cơ chế phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc thực thi và áp dụng rộng rãi hơn tại các công trình xây dựng ở Việt Nam.

Theo ĐTCK
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng