Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Nội thất

Những loại vật liệu đột phá cho nội thất căn bếp

31/01/2023 - 02:57 CH

Ngoài những vật liệu phổ biến như gỗ, đá marble, bạn có thể thử nghiệm nhựa tái chế, bê tông màu để căn bếp khác biệt và nổi bật.

Vật liệu cho bếp phải có khả năng chống nhiệt và chống nước.

Chọn vật liệu cho nhà bếp là một trong những vấn đề gây đau đầu nhất. Đa số mọi người sẽ dùng những chất liệu bền, dễ lau chùi và ít bám bẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử những loại độc đáo hơn, đáp ứng cả nhu cầu công năng và thẩm mỹ.

Dưới đây, trang Living etc liệt kê một số loại vật liệu giúp nâng tầm căn bếp của bạn.

Đồng thau
 

Đồng thau tạo vẻ đẹp sang trọng cho căn bếp.

 
Trong ảnh minh họa, căn bếp này đã sử dụng lớp hoàn thiện bằng đồng thau cho đảo bếp. Ngoài ra, chất liệu đá cẩm thạch cũng xuất hiện ở bàn và tường bếp. Những vật liệu này có thể tạo thêm nét đặc sắc và chiều sâu cho nhà bếp, Jayme Million, người đồng sáng lập công ty kiến ​​trúc Toronto Author (Canada) cho hay. Đặc biệt, việc loại bỏ tủ bếp phía trên và sử dụng dạng nguyên khối của bàn đảo đồng thau không sơn phủ khiến các bề mặt trở nên nổi bật hơn.

Gỗ ván ép


Gỗ ván ép có giá rẻ hơn các loại gỗ khác.

Gỗ ván ép không quá đắt đỏ và là sự lựa chọn của nhiều người có ngân sách hạn chế. Trong căn bếp của mình, kiến trúc sư Claire Zinnecker (Mỹ) đã thiết kế tủ bếp làm từ gỗ ván ép, mặt bàn là đá Caesarstone màu trắng và tạo điểm nhấn bằng tay cầm bằng đồng.

Nhựa tái chế


Nhựa tái chế góp phần bảo vệ môi trường.

Nhựa là một chất liệu phổ biến nhưng lại không bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhựa tái chế lại hoàn toàn ngược lại. Mat Barnes, người sáng lập CAN (Công ty kiến trúc tại London, Anh), đã chọn nhựa tái chế để khiến bàn bếp rực rỡ như được lát gạch terrazzo. Loại nhựa này được làm từ thớt tái chế, nắp chai sữa và khay đựng thức ăn trong lò vi sóng. Đây đều là những sản phẩm có mặt trong căn bếp của mọi gia đình.

Thép không gỉ


Thép không gỉ bền, chống nước và nhiệt tốt.

Thép không gỉ được đánh giá cao ở khả năng chống nước và nhiệt. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ để lại các vết xước, một số các vết sáng hơn có thể được đánh bóng bằng sản phẩm phù hợp. Giá cả của vật liệu này cũng rất đa dạng và những loại tốt nhất thường cao ngang bằng đá cẩm thạch.

Nhôm


Nhôm có nhiều đặc điểm giống thép không gỉ, nhưng giá cả rẻ hơn.

Nhôm có giá cả phải chăng hơn thép không gỉ, nhưng vẫn có khả năng chống gỉ, dễ vệ sinh và chống cháy cao. Mặt khác, nó là một kim loại khá mềm nên sẽ bị móp méo khi va chạm với những vật cứng hơn. Nhôm có một lớp oxy hóa màu trắng, vì vậy mặt bàn trông vẫn sáng bóng và sống động, nhà thiết kế nội thất Dries Otten (Bỉ) cho hay. Lớp gỉ của nhôm sẽ khác nhau tùy vào từng khu vực. Một số sáng bóng do được làm sạch hàng ngày, trong khi số khác trở nên mờ hơn.

Bê tông màu


Bê tông cũng có nhiều màu sắc đa dạng, độc đáo.

Nếu như chất liệu bê tông được yêu thích bởi sự mộc mạc thì phiên bản màu sắc của nó lại dành cho những người ưa sự mạo hiểm. Bê tông màu khá giống đá tự nhiên vì cả hai đều bền và có lớp gỉ đẹp theo thời gian, Ben Allen (Anh), người sáng lập studio thiết kế và kiến ​​trúc cùng tên, nhận xét. Về lâu dài, bạn có thể đánh bóng công nghiệp để bề mặt bê tông đẹp như mới. Đây là một lợi thế mà các vật liệu tổng hợp khác không có được.

Gạch


Gạch có thể sử dụng cho cả bàn đảo và bàn bếp.

Gạch ốp dạng lưới tạo sự đồng nhất cho căn bếp, đồng thời vẫn chống thấm nước và nhiệt. Bên cạnh đó, Andrew Burges, người sáng lập công ty kiến trúc ABA Architects (Canada), cũng lưu ý bạn nên làm mịn mọi cạnh và phần ron gạch. Các góc cạnh của gạch cũng có thể bo tròn nên không bị hạn chế về kích thước như một khối đá hoặc sứ.

Kẽm


Sử dụng kẽm sẽ giúp căn bếp có nhiều ánh sáng hơn.

Kẽm có thể phản chiếu ánh sáng mặt trời và màu sắc của đồ đạc, khiến căn bếp trở nên sáng bừng. Vì vậy, Stefanie Brechbuehler, người đồng lập công ty thiết kế Workstead (New York, Mỹ), thường sử dụng vật liệu này để mang ánh sáng và cả hơi ấm vào những góc tối của ngôi nhà. Thêm đó, thép và kẽm có tính chất tương tự nhau và đều dễ trầy xước khi bị cọ xát.

VLXD.org (TH/ Zing)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng