Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình đến năm 2020 thì mục tiêu phát triển sản xuất và thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay cả nước có 1.500 dây chuyền ,
tổng công suất ước đạt 7 triệu viên/năm và hơn 100 dây chuyền sản xuất
gạch xi măng cốt liệu, có công suất 7 - 40 triệu viên/năm, tổng công
suất sản xuất khoảng trên 5,2 tỷ viên/năm. Tổng sản lượng được sản xuất và sử dụng chiếm 29% tổng sản lượng vật liệu năm 2014, vượt so với dự kiến ban đầu.
TS
Trần Văn Huynh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội VLXD Việt Nam cho biết, các
nhà máy sản xuất hiện nay chỉ khai thác được 50% năng lực trên, tức là
khoảng 3 tỷ viên vì hoạt động cầm chừng. Đầu ra của sản phẩm này hiện
gặp khó, nhiều năm qua lượng tồn kho đã lên đến hàng tỷ viên.
Hiện
nay, thị trường tiêu thụ của gạch không nung còn gặp rất nhiều khó
khăn, đặc biệt là gạch xi măng cốt liệu đang rơi vào tình trạng khó tiêu
thụ do mẫu mã đơn điệu, to nặng, giá cả ít có tính cạnh tranh. Những
loại vật liệu xây nhẹ tiêu thụ còn kém hơn với mức sản xuất chỉ đạt 20 -
30% công suất.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, nhiều
chuyên gia cho rằng, những năm gần đây kinh tế suy thoái, thị trường bất
động sản đóng băng đã kéo theo ngành VLXD rơi vào tình trạng khó khăn.
Theo
khảo sát tại một số cửa hàng VLXD trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều
người được hỏi đều chưa nghe tới loại vật liệu này do đã quen với việc
sử dụng gạch nung truyền thống từ lâu nay.
Hơn nữa, gạch nung
truyền thống lại có giá rẻ hơn gạch không nung. Hiện nay, 1 viên gạch
tuynel (gạch nung truyền thống) loại 6 lỗ, kích thước 195x135x90 có giá
khoảng 1.500 - 1.700 đồng/viên. Trong khi đó, 1 viên gạch block (gạch
không nung) có kích thước tương đương có giá từ 1.900 - 2.000 đồng/viên.
Chị
Hoa, chủ một của hàng VLXD ở quận 8, cho biết, khách hàng đến cửa hàng
chủ yếu mua loại gạch nung thủ công do thói quen sử dụng từ trước tới
nay.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa khiến vật liệu xây không
nung khó đi vào thị trường, theo PGS.TS Nguyễn Văn Chán, Chủ nhiệm Bộ
môn VLXD, Khoa Kỹ thuật xây dựng, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh cho
rằng đó là định mức giá thành cho m
2 tường xây.
Ở
nước ngoài không có định mức kinh tế để khóa chốt cho người làm, mà chỉ
có định mức cho chất lượng và hoàn thiện sản phẩm. Vì vậy thời gian qua
các doanh nghiệp sản xuất gạch nhẹ chủ yếu là bán cho nước ngoài vì nó
không có định mức như ở Việt Nam.
Vừa qua, tại dự thảo Nghị
quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành
biểu mức thuế suất thuế tài nguyên, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh
mức thuế đối với đất làm gạch từ 10% lên 15%, nhằm góp phần giảm ô nhiễm
môi trường, tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, khuyến khích .
Nhiều chuyên gia trong ngành Xây dựng cho rằng, cần có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp .
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền ưu điểm, lợi thế của việc
sản xuất, sử dụng loại vật liệu thân thiện với môi trường này. Đồng
thời, qua đó thấy được những tác động tiêu cực nếu còn sản xuất và sử
dụng gạch đất sét nung. Về phía các doanh nghiệp sản xuất gạch không
nung cũng cần cải tiến mạnh mẽ về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm đáp
ứng yêu cầu của người sử dụng.
Theo Quỳnh Trang (/TH)