Đầu tư vào lĩnh vực BĐS đang chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của nhiều DN xây dựng Có thể kể đến một số Tổng công ty lớn trong ngành có khối lượng đầu tư ngoài ngành (chủ yếu là lĩnh vực BĐS) chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với ngành nghề chính của mình như: Tổng công ty Coma đầu tư vào phát triển nhà hàng năm chiếm trên 30%, đặc biệt năm 2012 chiếm trên 92%, trong khi đó ngành nghề chính của mình là cơ khí, chế tạo máy chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 1 -2 dự án với tỷ trọng vốn rất thấp, chỉ dưới 5%; Công ty Viglacera, Tổng công ty Fico đầu tư phát triển nhà hàng năm trên 50%, trong đó ngành nghề chính là sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng mỗi năm chỉ 20%, số dự án về
vật liệu xây dựng hàng năm chỉ chiếm 1/3 số dự án. Còn Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) hiện cũng chỉ có kế hoạch đầu tư hàng năm một vài dự án về cơ khí, chế tạo máy với mức đầu tư chỉ chiếm dưới 30% và giảm dần qua các năm.
Hiện chỉ còn một số ít doanh nghiệp hiện vẫn đang duy trì khối lượng đầu tư lớn vào ngành nghề kinh doanh chính là Tổng công ty Sông Đà có tỷ trọng đầu tư các nhà máy điện cao (trên 60%), Tổng công ty HUD, DIC đầu tư vào phát triển đô thị, nhà ở; Tổng công ty IDICO đầu tư vào khu công nghiệp…
Mặc trong thời gian gần đây các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực để bước đầu khắc phục đầu tư dàn trải. Tuy nhiên, vẫn còn những dự án có tiến độ triển khai chậm, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực bất động sản, điện do khả năng tiếp cận vốn khó khăn.
Trong thời gian tới, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng, sẽ có nhiều DN phải thoái vốn tại các ngành nghề không thuộc ngành nghề chính như khách sạn, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; đồng thời sẽ có 6 Tổng công ty, gồm: DIC, Sông Hồng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Viglacera, Bạch Đằng và Viwaseen phải tiến hành cổ phần hoá.
VLXD.org (Nguồn: VnEconomy)