Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Tiết kiệm nhà ở: một hướng đi mới

17/12/2013 - 09:02 SA

Mới đây, Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Tiết kiệm nhà ở Bausparkasse Schwabisch Hall (Đức) tổ chức hội thảo về mô hình Tiết kiệm nhà ở. Mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên lý nền tảng hình thành mô hình Tiết kiệm nhà ở là "sự trợ giúp tập thể".
Theo đó, ngân hàng nhận tiết kiệm và cấp tín dụng vay mua, xây, sửa nhà. Cụ thể, ngân hàng nhận tiền gửi và dùng số tiền huy động được để cho những người tham gia tiết kiệm nhà ở vay cải thiện nhà ở.



Tại hội thảo về mô hình Tiết kiệm nhà ở, ông Christian Oestreich - Tổng Giám đốc thị trường nước ngoài Ngân hàng Bausparkasse Schwabisch Hall (Ngân hàng Tiết kiệm nhà ở Đức) phân tích: "Người tham gia Tiết kiệm nhà ở sẽ ký kết một hợp đồng dựa trên tổng số tiền họ cần để đầu tư cho nhà ở. Sau đó, thực hiện nghĩa vụ tiết kiệm theo từng tháng hoặc thỏa thuận. Khi tích lũy được khoản vốn tự có nhất định (30 - 50% giá trị căn hộ) sẽ được ngân hàng tất toán toàn bộ số tiền tiết kiệm cùng lãi suất và giải ngân khoản vay. Sau khi được cấp vay tín dụng, hằng tháng, người tham gia Tiết kiệm nhà ở sẽ thanh toán nợ gốc cùng lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng".

Trước băn khoăn lo ngại về lãi suất này, ông Christian cho biết: "Lãi suất của khoản vay được ấn định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng Tiết kiệm nhà ở. Lãi suất này thường thấp hơn lãi suất trên thị trường, không chịu biến động thị trường và được cố định thời gian dài. Thực tế áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, khoản vay đã được hoàn trả trong 8 - 15 năm".

Khi được hỏi về mô hình này, nhiều chuyên gia nói nên triển khai áp dụng trong tương lai, bởi đây là một hướng đi mới phù hợp hoàn cảnh Việt Nam đang bội cung về nhà ở, nhưng lại thiếu dạng nhà ở giá thấp, diện tích vừa phải. "Hơn nữa, dù trong năm 2013, giá nhà ở đã hạ, song vẫn còn cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động. Vì thế, đây có thể coi là một mô hình thích hợp thu hút nhiều người tham gia. Nhưng điều quan trọng là, cách thức quản lý phải công khai, minh bạch, nếu có sự "nhập nhằng", rồi lại sẽ... vỡ. Không những thế, nó sẽ để lại hậu quả rất lớn" - một chuyên gia phân tích.

Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Phạm Sỹ Liêm nhận định, mô hình tiết kiệm nhà ở chỉ thích hợp cho tầng lớp có thu nhập cao, người thu nhập thấp chưa chạm vào được. Dẫn nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, đóng vào quỹ tiết kiệm 50% giá trị căn hộ là quá cao so với con số 30% của thế giới. "Hơn nữa, với điều kiện khác biệt về địa lý, về mức sống, thu nhập và cả điều kiện về nhà ở khác nhau hiện nay, khó để bắt một người dân tận trên Sơn La đóng tiền vào ngân hàng tiết kiệm để cho một người ở Hà Nội mua nhà" - ông Liêm nói.

Mặc dù Tiết kiệm nhà ở được xem là hướng đi mới, nhưng đây chỉ là một trong số các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhà ở. Cũng như gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đang được triển khai, khi áp dụng vào thực tế, tất cả các vấn đề nảy sinh đều phải được tính tới.

TH - Nhân dân

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng