Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Lạm phát và lãi suất tăng cao sẽ hạn chế sự phục hồi của nhu cầu thép trong năm 2023

20/04/2023 - 08:36 SA

Worldsteel cho rằng lạm phát và lãi suất tăng cao ở hầu hết các nền kinh tế sẽ hạn chế sự phục hồi của nhu cầu thép trong năm 2023, bất chấp quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất thế giới tái mở cửa trở lại.
>> Năm 2023: Dự báo nhu cầu thép trong nước có thể tiếp tục suy giảm
>> Dự báo giá thép xây dựng năm 2022 và 2023
>> Tổng quan thị trường sắt thép thế giới năm 2015 và dự báo cho năm 2016

Sản lượng đạt 1,82 tỉ tấn vào năm 2023

Mới đây, Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) đã công bố triển vọng thị trường thép trong năm 2023 và 2024. Theo đó, Worldsteel dự báo nhu cầu thép năm 2022 phục hồi 2,3% lên 1,82 tỉ tấn, cao hơn so với dự báo tăng trưởng 1% được đưa ra vào tháng 10/2022 khi tâm lý thị trường lúc đó vẫn còn ảm đạm.

Vào năm 2024, nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng 1,7% để đạt 1,85 tỉ tấn. Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa trở lại và cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã dần hạ nhiệt.


Nhu cầu của Trung Quốc năm 2023 được dự đoán tăng nhẹ 2% nhờ sự phục hồi của thị trường bất động

Bình luận về triển vọng ngành thép, ông Máximo Vedoya, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế của Worldsteel cho biết: “Lạm phát dai dẳng và lãi suất cao ở hầu hết các nền kinh tế sẽ hạn chế sự phục hồi của nhu cầu thép vào năm 2023, bất chấp yếu tố tích cực như: Trung Quốc mở cửa trở lại, khả năng phục hồi của châu Âu trước khủng hoảng năng lượng và việc nới lỏng các nút thắt trong chuỗi cung ứng.”

Năm 2022, đà phục hồi của ngành thép sau đại dịch Covid-19 đã bị cản trở bởi lạm phát cao và lãi suất tăng, cùng với đó là căng thẳng Nga - Ukraine. Do đó, hoạt động của các ngành sử dụng thép sụt giảm rõ rệt trong quý 4/2022. Ngoài ra, ảnh hưởng của việc điều chỉnh nguồn cung đã dẫn đến nhu cầu thép giảm hơn dự kiến.

“Đối với năm 2023 và 2024, triển vọng ngành thép kỳ vọng được thúc đẩy bởi các khu vực bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, kỳ vọng thị trường thép phục hồi phải đối mặt với sự giảm tốc toàn cầu do mức tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại về 0. Lạm phát kéo dài vẫn là một rủi ro có khả năng giữ lãi suất ở mức cao.

Worldsteel cho rằng, tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu trong tương lai sẽ dựa vào động lực là các khoản đầu tư vào quá trình khử cacbon và các nền kinh tế mới nổi, chủ yếu ở châu Á, ngay cả khi nhu cầu của Trung Quốc giảm đi.

Thị trường thép Trung Quốc phục hồi trở lại

Thị trường đang kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh trở lại sau khi những lệnh hạn chế trong phòng dịch Covid-19 được gỡ bỏ, thúc đẩy nhu cầu và giá thép tăng.

Là quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, việc nhu cầu tại Trung Quốc cải thiện sẽ hỗ trợ giá mặt hàng này trên toàn thế giới.

Theo Worldsteel, sau khi giảm 3,5% vào năm 2022, nhu cầu của Trung Quốc năm 2023 được dự đoán tăng nhẹ 2% nhờ sự phục hồi của thị trường bất động sản sau các biện pháp hỗ trợ của chính phủ nước này. Nhu cầu dự kiến sẽ không thay đổi vào năm 2024.

Trong khi đó, bất chấp những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng và những hạn chế trong chuỗi cung ứng của lĩnh vực chế tạo, nhu cầu thép ở các nền kinh tế phát triển phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023, đặc biệt ở EU và Mỹ.
Thị trường thép Việt Nam có thể tăng trưởng mạnh vào nửa cuối năm

Trước hàng loạt các sức ép vĩ mô đè nặng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế, ngành sắt thép trên thế giới vẫn đang tiếp tục đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là về năng lực tiêu thụ.

Đối với thị trường trong nước, bất động sản còn nhiều khó khăn vẫn sẽ khiến bài toán nhu cầu gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, tiêu thụ thép trong 2 quý cuối năm 2023 được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhờ loạt yếu tố về giải ngân vốn đầu tư công và chính sách thúc đẩy nhà ở xã hội.

Hiện tại, trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ cùng với chính sách thắt chặt tín dụng nên nhu cầu sử dụng thép xây dựng vẫn ở mức thấp so với kỳ vọng vào mùa xây dựng sau Tết Nguyên đán.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình tiêu thụ thép thô mặc dù vẫn giảm trong những tháng đầu năm nay nhưng thị trường bắt đầu có sự cải thiện. Sản lượng thép thô trong 3 tháng đầu năm đạt 6,7 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022.

Bán hàng thép thành phẩm đạt 6,06 triệu tấn, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,66 triệu tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biết, sau một loạt chính sách nhằm tháo gỡ thị trường bất động sản được ban hành kể từ đầu năm 2023, điều này được kỳ vọng sẽ trực tiếp tác động tích cực đến hoạt động tiêu thụ thép thời gian tới.

VLXD.org (TH/ cafeland)

Thương hiệu vật liệu xây dựng