- Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và .
-
Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây
dựng giai đoạn đến năm 2020 đạt 8 - 9% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 6 -
7%.
- Năm 2020 tỷ trọng ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 5
- 6% và năm 2030 chiếm 4 - 5% trong cơ cấu ngành công nghiệp; đáp ứng
khoảng 90% nhu cầu thị trường trong nước về các sản phẩm xây dựng thông
thường; năm 2030 đáp ứng 95 - 100%.
Ảnh minh họa.
- Đến năm 2020+ Đẩy mạnh phát triển các nhà máy sản xuất
.
+ Hoàn thành việc chuyển đổi công nghệ các nhà máy sản xuất lò đứng sang lò quay trước năm 2016. Cân đối năng lực đồng bộ giữa
với sản xuất clinker, giữa các vùng với mức cao nhất.
+ Nâng công suất sản xuất
gạch ốp lát, sứ vệ sinh đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và một phần cho xuất khẩu.
+
Tạm dừng đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất kính xây dựng thông
thường, tập trung vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm kính đặc biệt, có
giá trị sử dụng cao, đáp ứng nhu cầu cho các công trình kiến trúc hiện
đại.
+ Tiếp tục triển khai các dự án mở rộng giai đoạn 2 và một
số dự án mới theo Quy hoạch của ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã được
phê duyệt.
- Đến năm 2030Căn cứ vào nhu
cầu thị trường và khả năng đầu tư tại thời điểm năm 2020, khuyến khích
đầu tư và mở rộng các dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo
yêu cầu cao hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường: Sản xuất các
loại kính tiết kiệm năng lượng, vật liệu ốp lát nội thất có khả năng
ngăn ngừa sự ngưng tụ hơi nước, ngăn ngừa sự bám bẩn, có khả năng hút
mùi hôi; sản xuất các loại vật liệu ốp lát ngoại thất có bề mặt chống
thấm cao, chống bám dính, có khả năng tự làm sạch, ngăn ngừa sự phát
triển của rêu mốc.