Nở rộ đô thị thông minh
Theo thông tin từ Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng), trong vòng 10 năm trở lại đây tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xuất hiện một đô thị, mỗi năm bổ sung thêm một triệu người dân sống trong đô thị.
Hiện cả nước đang có 813 đô thị với tỉ lệ đô thị hóa đang tăng rất nhanh, khoảng 37,5%, tạo gánh nặng lớn cho chính quyền nhưng kinh nghiệm, cách thức phát triển như thế nào luôn là câu hỏi lớn chưa có nhiều lời giải đa dạng, phong phú.
Ông Trần Quốc Thái - Phó Cục trưởng Phát triển Đô thị (Bộ xây dựng) cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 30 thành phố, địa phương đang tiến hành triển khai hoặc nghiên cứu phát triển đô thị thông minh, tiêu biểu như Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội...
Tiềm năng phát triển đô thị thông minh khá lớn. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả mô hình cần phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ quy hoạch, thiết chế, đầu tư, sản phẩm sử dụng… đến quản lý, vận hành.
Ông Larry Ng - Giám đốc phát triển kiến trúc và thiết kế đô thị, Cục Tái thiết phát triển đô thị (URA) Singapore, cho biết, mỗi đô thị sẽ có những thách thức riêng nhưng nếu phát triển bền vững thì có thể biến cái khó thành lợi thế của mình.
“Tại Singapore, với diện tích nhỏ bé, để phủ xanh đất nước, chúng tôi đã đưa ra mô hình vườn cây thẳng đứng. Giờ đây, nhiều tòa nhà hiện đại của Singapore trông giống như một khu rừng nhiệt đới nếu nhìn xa. Trên các mái, bề mặt ngoài của tòa nhà đều được trồng cây xanh. Đặc biệt, các công trình tại Singapore đều được xây dựng theo xu hướng xanh, tiết kiệm năng lượng và nguồn lực” – ông Larry Ng cho biết.
Cần những giải pháp bền vững
Phát triển bền vững đang là xu thế xây dựng của rất nhiều đô thị trên thế giới. Điều này cũng chi phối đến việc phát triển các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Bà Pamela Phua, Tổng Giám đốc công ty Sơn AkzoNobel Việt Nam cũng cho rằng, điều tối ưu để phát huy tính bền vững của đô thị thông minh chính là việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm.
Để giúp các đô thị giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, AkzoNobel đã nghiên cứu và cho ra mắt những loại sơn thông minh có khả năng chống hỏa hoạn, giảm hấp thụ bức xạ nhiệt, tăng ánh sáng…
Tại buổi ra mắt sản phẩm mới đây của AkzoNobel, những công nghệ vượt trội về sơn và chất phủ Dulux Professional được dự đoán sẽ tiếp tục làm thay đổi các công trình xây dựng theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường.
Ví dụ như dòng sơn nội thất siêu cao cấp Diamond Refresh khiến giới xây dựng kinh ngạc khi có khả năng thanh lọc không khí nhờ tính năng trung hòa khí Formaldehyde và giảm lượng khí hữu cơ bay hơi độc hại (VOCs).
Cũng nằm trong loạt sản phẩm mới ra mắt, sơn ngoại thất siêu cao cấp Weathershield FlexiMemBrane có khả năng ngăn chặn và che phủ vết nứt có chiều rộng lên đến 2mm với màng sơn dày hơn và co giãn tốt hơn. Điều này giúp cho bề mặt công trình giữ được sự sạch sẽ và vẻ đẹp trong thời gian dài, bảo vệ bề mặt sơn chống lại cacbonat hoá, hạn chế sự suy yếu bê tông, chống thấm nước và ngăn chặn nấm mốc tấn công bề mặt sơn.
Hay như công nghệ TimeResist của dòng sơn ngoại thất siêu cao cấp Weathershield TR E2000 có khả năng kéo dài chu kỳ bảo dưỡng lên đến 15 năm. Những dòng sơn gốc nước như sơn kẻ đường Exterior Roadline, sơn cho bề mặt gỗ và kim loại – Dulux Professional Quick Dry Gloss không chứa chì và thủy ngân, khô nhanh và nhẹ mùi phù hợp với mọi bề mặt gỗ và kim loại nội thất.
Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất Đề án “Phát triển đô thị thông minh Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp, ông Trần Quốc Thái, Phó cục trưởng Phát triển đô thị cho biết: “Đây là Đề án quan trọng của quốc gia, cần sự tham gia tích cực của tất cả các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.
Phó cục trưởng Phát triển đô thị nói: "Chúng tôi rất hoan nghênh sáng kiến của AkzoNobel khi định hướng các sản phẩm hướng tới việc phát triển đô thị thông minh và bền vững tại thị trường Việt Nam”.
VLXD.org (TH)