Theo Báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2014 của Bộ Công Thương, tháng 8,
của các nhà máy trong nước ở mức thấp. Nguyên nhân xác định là do tình
hình kinh tế trong nước vẫn khó khăn, sản lượng tiêu thụ chỉ tập trung
vào những công trình đang dở dang, chưa có công trình mới, nhu cầu xây
dựng khu vực dân dụng cũng giảm sút trong tháng theo yếu tố mùa vụ.
Trước tình hình tiêu thụ khó khăn, tồn kho cao, một số nhà máy khu vực
phía Bắc đã phải dừng sản xuất.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép xây dựng bán ra của các
doanh nghiệp Cá cược game
của VSA tháng 7/2014 đạt hơn 423,6 nghìn tấn,
tăng 7,22 % so với cùng kỳ năm 2013, và tăng nhẹ so với tháng 6/2014,
lượng thép tồn kho cũng đã giảm.
Tuy nhiên, bước vào tháng 8/2014,
có xu hướng trầm lắng. Đại diện VSA thừa nhận, hầu hết các doanh nghiệp
vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ và tìm kiếm thị trường mới.
Chưa bao giờ lại rơi vào tình trạng khủng hoảng như hiện nay. Sản lượng tiêu thụ vẫn còn ở mức thấp do chưa có nhiều chuyển biến. Trong khi đó, chi phí đầu vào như điện, xăng dầu, vận chuyển... vẫn ở mức cao.
Chưa hết khó khăn vì nhu cầu tiêu thụ trong nước ảm đạm, thép trong nước
lại phải tiếp tục gặp khó với vấn đề thép nhập khẩu giá rẻ. VSA cho
biết, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2014, lượng vào Việt Nam đã lên đến trên 7 triệu tấn, mức nhập siêu lên đến 4,33 tỷ USD; với lượng tăng hơn 56%, tương đương 718 nghìn tấn. Trong đó, phải kể đến lượng lớn chứa nguyên tố Bo của Trung Quốc nhập vào Việt Nam bán với giá rẻ, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước.
Vừa qua, Công ty TNHH Posco VST và Công ty CP inox Hòa Bình – là hai đơn
vị đang chiếm tới 80% thị phần thép inox tại Việt Nam - đã nộp đơn kiện
với cáo buộc “sản phẩm nhập khẩu loại 2 từ các nước Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia và Đài Loan đã bán phá giá tại thị trường Việt Nam,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm
của các doanh nghiệp trong nước. Giá cán nguội nhập nhập khẩu ở 4 nước trên đều thấp hơn giá bán trên thị trường Việt Nam khoảng 25%.
Khó khăn đối với
càng nhiều thêm khi cuộc đàm phán thứ 7 của Việt Nam để ký kết Hiệp
định Liên minh Hải quan (VCUFTA) với các nước Nga, Belarus, Kazakhstan
dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 9 này. Nhiều doanh nghiệp
của Việt Nam đang tỏ ra vô cùng lo ngại khi có thể sắp tới sắt thép của
Nga nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0%. Đây quả thực sẽ
là một trở ngại lớn đối với trong nước.
Tổng thư ký VSA, ông Chu Đức Khải cho rằng: “
Việt Nam sẽ phải chịu một sự cạnh tranh rất khủng khiếp với Nga - người
khổng lồ trong ngành công nghiệp thép của thế giới, thậm chí mức độ ảnh
hưởng lớn hơn rất nhiều so với Trung Quốc”.
Do tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với nên các nhà sản xuất trong nước đã giảm giá bán.
Báo cáo của Bộ Công Thương cũng cho biết, do tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với
nên các nhà sản xuất trong nước đã giảm giá bán. Các phương thức giảm
giá chủ yếu được các nhà sản xuất áp dụng là: hỗ trợ vận chuyển, tăng
chiết khấu sản lượng, tăng hỗ trợ công trình…
Ngoài ra, từ ngày 5/10/2014, cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.
Với kết luận này, mặt hàng thép không gỉ cán nguội của Trung Quốc đại
lục khi nhập vào Việt Nam sẽ bị áp thuế chống phá giá từ 4,64-6,87%;
tương tự như vậy với Malaysia ở mức 10,71% và Indonesia ở mức 3,07%.
Riêng với hàng từ Đài Loan ở mức khá cao từ 13,79-37,29%.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Công thương cho biết mới nhận được
công văn của VSA nêu ý kiến với phương án thuế nhập khẩu của Việt Nam
khi đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh hải quan: Nga -
Belarus - Kazakhstan.
Theo hiệp hội này, trong thời gian tới
Việt Nam sẽ bị cạnh tranh với ngành thép lớn nhất thế giới là Nga,
trong khi ngành thép Việt Nam đang trong tình trạng hết sức ảm đạm.
Hiệp hội này đã đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đàm phán, đưa mặt
hàng Việt Nam vào mặt hàng được bảo hộ, có lộ trình.
“Vấn đề không phải là
xin bảo hộ mà rất cần một lộ trình cắt giảm thuế giảm dần theo thời
gian, 5 hay 10 năm, với các danh mục cắt giảm được tính toán có chọn
lọc”, ông Chu Đức Khải – Tổng thư ký VSA lý giải.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế, trong đó có chuyên gia kinh tế
Nguyễn Minh Phong cho rằng, bán phá giá thường bị coi là một hiện tượng
tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản
phẩm nội địa. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, bán phá giá có thể có tác
động tích cực như: người tiêu dùng được lợi vì có thể mua hàng với giá
rẻ hơn, chất lượng tốt hơn…
“Lợi ích của hội nhập là giá thành hạ, từ đó sẽ sinh ra cạnh tranh, hàng
hóa sẽ đến từ nhiều nguồn đa dạng. Đây cũng sẽ là những thử thách để
doanh nghiệp nội địa nỗ lực hơn thay vì xin bảo hộ theo tư duy cũ. Khi
đó, VSA và các doanh nghiệp cần chủ động tái cơ cấu kinh doanh, cần làm
thế nào để có sản phẩm với công nghệ cao hơn, chất lượng tốt hơn, giá
thành rẻ hơn…bằng chính nội lực của mình”, ông Nguyễn Minh Phong nhấn
mạnh.
Quỳnh Trang (TH)