>> Sắp điều chỉnh tăng mức thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng sắt thép>> Tổng hợp diễn biến thị trường sắt thép trong nước quý III/2015Dẫn chứng về vấn đề này, ông Sưa cho biết, theo các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa trong các FTA, đến năm 2018 hầu hết các mặt hàng thép sẽ có thuế nhập khẩu bằng 0%, điều này đồng nghĩa với việc những sản phẩm này sẽ không bị hàng rào thuế quan ngăn cản, giúp các nhà sản xuất thép có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước. Cùng với đó, việc chuyển giao công nghệ sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn.
Bên cạnh những cơ hội mà doanh nghiệp có thể nhận được, khi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cũng tạo ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu của
ngành thép.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, các mặt hàng thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu. “Kinh nghiệm những năm gầy đây cho thấy, khi khối lượng các sản phẩm thép xuất khẩu của nước ta tăng trưởng tốt thì các nước đã áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại để áp thuế nhập khẩu cao. Đặc biệt, vài năm nay gần đây, công nghiệp thép lại là ngành có nhiều nhất các vụ kiện của nước ngoài như
chống bán phá giá, tự vệ thương mại… Điều này đã làm giảm khối lượng xuất khẩu của ngành thép, nhất là năm 2015”, ông Sưa cho biết.
Các sản phẩm thép xuất khẩu trong nước phải cạnh tranh gay gắt với nhiều nước, đặt biệt là Trung Quốc Ngoài những thách thức trên, ông Sưa cũng cho biết, việc Việt Nam tham gia sâu rộng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ khiến các sản phẩm thép xuất khẩu trong nước phải cạnh tranh gay gắt với nhiều nước, đặt biệt là Trung Quốc.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thép Miền Nam cũng cho biết, hiện thị trường chủ lực của thép Miền Nam đã và đang duy trì là Campuchia. Trong khi đó, các thị trường khác chỉ tính riêng tại khu vực Đông Nam Á đều rất khó để thâm nhập do chi phí liên quan đến cự lý địa lý, về giá nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu, đối mặt với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.
Tuy nhiên, theo ông Quang, khi xuất khẩu thép sang thị trường Campuchia, các nhà
sản xuất thép Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn, đó là sự cạnh tranh với các nước mạnh trong khu vực, cụ thể ở đây là Thái Lan và Trung Quốc. “Hầu như các nhà sản xuất thép trong nước đều nhập khẩu phôi thép từ Trung Quốc, vì vậy việc tái xuất khẩu sang Campuchia là một bài toán khó, nếu phải đối đấu với các sản phẩm từ Trung Quốc”, ông Quang cho biết.
Trước những khó khăn này, ông Quang cũng cho rằng, các Bộ, Ngành liên quan cần tổ chức nhiều các chương trình xúc tiến thương mại tại những thị trường mới, cũng như tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu thép bằng cách cung cấp thông tin thị trường, thông tin về các khách hàng, các dự án của nước bạn có giá trị để khai thác.
Theo Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thép Miền Nam, hiện một số đơn vị nhập khẩu phôi thép từ Trung Quốc đang lách luật khi khai báo là thép hợp kim, để được hưởng lãi suất nhập khẩu 0% so với thuế nhập khẩu 9% như quy định đối với mặt hàng phôi thép. Điều này không tốt cho nguồn thu ngân sách, ngược lại còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các nhà sản xuất trong nước. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách siết chặt tình trạng này, để tránh thất thoát nguồn thu ngân sách.
Theo VnMedia