GS. TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt câu hỏi về căn cứ khi
đưa ra mức quy định chất lượng còn 80% tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư:
"Máy móc đã qua sử dụng không thuộc danh mục máy móc cấm phải
có thời gian sử dụng không quá 5 năm, có chất lượng còn lại với chất
lượng ban đầu từ 80% trở lên mới được nhập khẩu".
GS. TS Nguyễn
Mại cũng chỉ rõ một điểm bất cập nữa tại Khoản 2 với quy định về các
thời gian khác nhau: 3 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm đối với một số nhóm
máy móc nhập khẩu... được chia theo các căn cứ nào?
Theo GS. TS
Nguyễn Mại cho rằng, nội dung thông tư đặt ra như vậy là không phù hợp
với thực tiễn bởi khi doanh nghiệp hoạt động có hai vấn đề, một là trách
nhiệm đối với xã hội và hai là hiệu quả hoạt động.
Ảnh minh họa. Ảnh internet.
Đại diện các
DN đang hoạt động trong lĩnh vực này, ông Phan Văn Hải, Tổng giám đốc
Công ty CP Phát triển Máy xây dựng Việt Nam cho biết, giá trị của máy
móc từ các nước tiên tiến chiếm 90% tổng giá trị máy móc nhập khẩu. Nếu
phải thực hiện theo Thông tư 20 từ ngày 1-9 tới đây sẽ không đảm bảo lợi
ích cho nền kinh tế.
Còn ông Lê Văn Định, đại diện Công ty TNHH
Minh Thanh cho biết, quy định về máy khai thác khoảng sản và thi công
công trình giao thông có điểm chưa hợp lý bởi loại máy này thực chất là
xe máy chuyên dùng mà Việt Nam chưa sản xuất được nhưng lại được sử dụng
rất nhiều trong mọi lĩnh vực từ nông lâm thủy sản đến khai hoang nên
nếu quy định thời gian sử dụng không quá 7 năm là không hợp lý.
Đại
diện Cục Đăng kiểm, ông Nguyễn Vũ Hải, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam, nêu ý kiến: Mỗi thông tư được xây dựng phải dựa trên nền của
luật và nghị định. Liên quan đến vấn đề này, về luật có Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa còn nghị định có Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Do đó, nếu Thông tư 20 được thực
hiện sẽ gây ra chồng chéo về đối tượng quản lý, gây khó khăn cho cơ quan
quản lý cũng như cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Liên quan đến câu
hỏi của GS. Nguyễn Mại về việc có chuyên gia nào có thể khẳng định được
máy móc, thiết bị còn 80% chất lượng, ông Nguyễn Vũ Hải cho biết rằng:
“Là kỹ sư cơ khí nhưng tôi cũng không thể khẳng định được một thiết bị
máy móc còn bao nhiêu phần trăm chất lượng. Với quy định này, tôi lo
lắng cho các đăng kiểm viên bởi cần có hướng dẫn chi tiết hơn nữa, ví dụ
như máy ủi, máy xúc thế nào là 80%”- Ông Nguyễn Vũ Hải nói.
Được biết, trong tuần tới, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam sẽ có buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung Thông tư này.