Tiêu thụ tăngTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 5, nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giá tăng mạnh nhất là nhóm nhà ở và VLXD với mức tăng 0,43%.
hai tháng gần đây đã bắt đầu khởi sắc, sôi động, hàng loạt các mặt hàng như xi măng,
, sắt thép đều tăng giá bán. Một số mặt hàng lượng cung không đáp ứng đủ cầu. Điều đáng mừng là ngay cả thị trường nội địa và xuất khẩu cũng đều có mức tiêu thụ tăng so với cùng kỳ 2013.
Cụ thể, lượng
trong 4 tháng đầu năm đạt 874.000 tấn với giá trị xuất khẩu 651 triệu USD, tăng gần 20% về lượng và tăng 8,6% về giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2013. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp trong năm 2014 sản lượng
đạt cao hơn mức bình quân các năm trước (năm 2013 bình quân 380.000 tấn/tháng và năm 2012 là 370.000 tấn/tháng).
trung bình ở mức 14,6-15,3 triệu đồng/tấn. Khu vực miền Nam có nơi lên đến 17 triệu đồng/tấn.
phi 6-8 Pomina hiện cũng ở mức 15 triệu đồng/tấn;
phi 6-8 liên doanh Nhật khoảng 17 triệu đồng/tấn.
Riêng đối với
, theo số liệu cập nhật của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), lượng
trong tháng 5 là 6,07 triệu tấn, bằng 98% so với tháng 4 và tăng 9,7% so với tháng 5/2013. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt 4,77 triệu tấn, tăng 11,9% so với tháng 5/2013. Lũy kế
trong 5 tháng 2014 đạt 27,27 triệu tấn, bằng 118,4% so với cùng kỳ 5 tháng năm 2013 và đạt 43, 98% kế hoạch năm 2014.
Đặc biệt là tình hình
trong tháng 5 ước đạt 1,3 triệu tấn, bằng 108,3% so với tháng 4 và bằng 102,3% so với tháng 5/2013. Tính chung,
5 tháng năm 2014 ước đạt 6,85 triệu tấn bằng 157,4% so với cùng kỳ năm 2013.
cuối nguồn trong tháng 5 cũng tăng từ 80.000-100.000 đồng/tấn do mức tiêu thụ tăng đột biến, và ảnh hưởng do cước phí vận tải tăng mạnh trong khi xi măng chủ yếu vận tải bằng đường bộ. Trên thị trường tháng 5, xi măng có giá khoảng 67.000-89.000/bao, tuỳ từng thương hiệu.
Vẫn khó khănTheo đánh giá của ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ VLXD, Bộ Xây dựng, nguyên nhân các mặt hàng VLXD như: thép, xi măng, gạch ốp tăng giá mạnh trong những tháng qua chủ yếu là do giá cước vận tải tăng. Riêng về ngành xi măng, tuy có mức tăng trưởng cao, song về lâu dài ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thậm chí đến năm 2015, khi các nhà máy mới được đưa vào khai khác, tổng công suất thiết kế của cả nước có thể đạt đến 85 triệu tấn, một con số rất lớn so với mức tiêu thụ trong nước được dự báo chỉ vào khoảng 59,7 triệu tấn.
Còn theo ông Trương Phú Cường, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM, trong tương lai gần thì Việt Nam sẽ bị thiếu xi măng. Ông Cường chia sẻ thời gian qua do áp lực tồn kho, phần lớn các nhà máy xi măng đã phải cắt giảm tối đa công suất hoạt động. Nhiều nhà máy chỉ sản xuất cầm chừng 30-40% công suất, thậm chí chấp nhận bán lỗ để đẩy hàng đi. Trên thực tế, những khó khăn mà ngành xi măng phải đối mặt vẫn rất lớn. Thậm chí tháng 4 năm ngoái, Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã đưa ra dự báo trong dài hạn, trong đó có những con số nhìn nhận thực trạng bi quan như chỉ khoảng 50% doanh nghiệp xi măng có thể trụ được, 30% doanh nghiệp khó khăn và 20% hết sức khó khăn và có nguy cơ phá sản. Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhỏ bị thua lỗ nặng nề và có nguy cơ chuyển hướng hoạt động, trong khi một số khác phải chuyển nhượng một phần vốn, tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài như Xi măng Chinfon, Thăng Long…
Tuy nhiên, trong ngắn và trung hạn, ông Lê Văn Tới cũng phát đi tín hiệu tích cực cho biết, dự báo, trong tháng 6, lượng tiêu thụ các sản phẩm VLXD chủ đạo vẫn giữ được đà tăng trưởng, bởi đây là thời điểm khách hàng có nhu cầu tập trung VLXD cho các công trình trước mùa mưa. Cũng theo các chuyên gia, sự tăng giá VLXD như hiện nay không có gì đáng lo ngại, giá cả vẫn nằm trong tầm kiểm soát và dự tính từ trước đó. Dấu hiệu này một lần nữa chứng tỏ sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường xây dựng, bất động sản. Sự ấm lên của thị trường bất động sản cũng đang dần tác động tích cực đến thị trường VLXD, giúp tăng sản lượng tiêu thụ, giảm mức tồn kho.
Theo /Xây dựng