Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Giải pháp phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng

27/06/2013 - 10:36 SA

Tại triển lãm VietBuild 2013 vừa được tổ chức tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn, tiến sĩ Trần Văn Huynh – chủ tịch hội VLXD Việt Nam cho biết, trong những năm qua, ngành công nghiệp VLXD đã liên tục phát triển về chiều rộng cũng như chiều sâu, về sản lượng về chủng loại mặt hàng cũng như chất lượng sản phẩm với quy mô nhỏ, vừa đến lớn. 

Công nghệ từ thô sơ đến hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và còn xuất khẩu ra nước ngoài… Tuy nhiên, từ 2010 đến nay do khủng hoảng kinh tế nên Chính phủ đã cắt giảm đầu tư công, thị trường bất động sản đóng băng, vì vậy thị trường tiêu thụ VLXD giảm. Bên cạnh đó, hàng nhập khẩu ồ ạt tràn vào không thể kiểm soát được (năm 2012 nhập khẩu 688 triệu USD) dẫn đến cung vượt cao so với cầu. Các doanh nghiệp trong ngành không khai thác hết năng lực sản xuất như xi măng chỉ đạt 80%, gốm sứ dưới 70%, kính dưới 50%...


Gạch men Thanh Thanh – sản phẩm một thời trên thị trường gạch ốp lát

Cũng theo nhận định của tiến sĩ Huynh, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, khó khăn của ngành VLXD cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan do chưa có sự phát triển bền vững. Cụ thể, ngành VLXD đầu tư chưa theo đúng quy hoạch, đầu tư ào ạt tràn lan không theo nhu cầu thị trường dẫn đến cung vượt cầu. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều nhà máy công suất nhỏ có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đổi mới sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả sản phẩm cũng còn kém cạnh tranh so với hàng nhập khẩu. Đặc biệt có không ít doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, môi trường sinh thái cũng như sự phát triển bền vững của toàn ngành.

Để phát triển bền vững, theo tiến sĩ Huynh ngành VLXD phải đảm bảo hài hòa 3 lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. Do đó, cần đảm bảo 8 vấn đề như hiệu quả sử dụng tài nguyên như thế nào cho tốt không làm hại về sau, bảo vệ môi trường khí hậu, giảm chất thải, có trách nhiệm đối với môi trường, đảm bảo phúc lợi cho nhân viên, phúc lợi cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội và cuối cùng là đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiến sĩ Huynh đưa ra một số giải pháo để phát triển bền vững cho ngành công nghiệp VLXD Việt Nam như: “đầu tư phát triển theo quy hoạch trên cơ sở cân đối cung cầu thị trường, trên cơ sở dùng nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD phù hợp với điều kiện thực tế. Cần khai thác triệt để khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm năng lượng sử dụng phế thải công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sử dụng vật liệu không nung thay cho gạch đất sét nung. Cấu trúc lại ngành VLXD, các doanh nghiệp phải hợp tác lại với nhau cùng phát triển trên thị trường trong nước và trên thế giới. Nhà nước phải hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển, đặc biệt là vấn đề giải quyết môi trường như lắp đặt dây truyền thu hồi khí thải nhiệt độ cao từ các nhà máy Clanhke để phát điện. Tăng cường bê tông xi măng làm đường giao thông thay vì phải đi nhập khẩu nhựa đường từ nước ngoài…”.

Ông Phan Đức Nhạn – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM lại coi trọng: “Vai trò quản lý nhà nước làm sao cùng với doanh nghiệp, phải lắng nghe để tập hợp trên tinh thần cái chung nhất để quản lý. Cùng đó là quyết tâm thực hiện nghiêm các văn bản pháp quy của Chính phủ và Bộ Xây dựng”.Tiến sĩ Lương Đức Long – Viện trưởng viện VLXD cho rằng, công cụ để phát triển bền vững ngành VLXD là công tác quy hoạch. Theo tiến sĩ Long: “ngành công nghiệp VLXD là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, ngoài việc cung cấp sản phẩm chủ lực cho ngành xây dựng, sản xuất VLXD còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, đóng góp nguồn thu cho ngân sách và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên là một ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên, năng lượng trong quá trình sản xuất, dễ gây ra tác động xấu đến môi trường. Để phát triển ngành bền vững cần xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển chung của ngành, của các địa phương và quy hoạch phát triển cho một số loại sản phẩm VLXD cụ thể. Quy hoạch VLXD là công cụ sắc bén để bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp sản xuất VLXD”.

Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng