Tác phẩm "Nghiên cứu, thiết kế chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp (trần, vách, sàn nhà) không sử dụng sợi amiăng" của tác giả trẻ Nguyễn Long Hải, đến từ nhà máy Z751 là một trong số ba sáng chế cùng nhận giải nhất Giải thưởng Sáng tạo xanh lần thứ nhất năm 2016 vừa diễn ra tối 11/12.
Ba nhóm tác giả đại diện cho ba nhóm đối tượng khác nhau từ tiểu học, trung học cơ sở đến thanh niên nhận các giải Nhất Sáng tạo xanh.
Anh Nguyễn Long Hải cho biết, bụi
amiăng rất độc hại cho sức khỏe, gây ra 50% bệnh ung thư trên thế giới. Do sợi amiăng có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người nên Việt Nam đang khuyến cáo hạn chế sử dụng amiăng và khuyến khích tìm
vật liệu, công nghệ thay thế amiăng trong sản xuất
tấm lợp. Vì thế, từ năm 2014, anh Hải đã mày mò nghiên cứu tìm ra vật liệu mới thay thế từ giấy vụn, xơ dừa, vỏ trấu và các
phụ gia như bột đá,
xi măng.
Dây chuyền hoạt động đơn giản, các nguyên liệu trên được cho vào máy nghiền trộn đều lên, cho vào hồ thủy phân tách nước. Sau khi tách nước sẽ chuyển qua bồn trộn phụ gia và đưa lên băng chuyền cán.
Vì là dây chuyền đầu tiên nên gặp rất nhiều khó khăn từ thiết kế, chế tạo và vận hành chạy thử. Để có được sản phẩm đạt chất lượng, được kiểm định và đưa ra thị trường, dây chuyền của anh Hải và nhà máy Z751 đã phải chạy thử trên dưới chục lần.
Đến nay, dây chuyền này có thể sản xuất 3 phút một sản phẩm, mỗi ngày cho ra đời 500 sản phẩm. Vì nguyên liệu đầu vào có sẵn trên thị trường nên sản phẩm này có giá thành rẻ hơn tấm lợp amiăng.
Giải thưởng Sáng tạo xanh lần thứ nhất được phát động vào năm 2015, dành cho thanh thiếu niên nhi đồng từ 6-30 tuổi đang sinh sống và học tập tại Việt Nam.
Giải thưởng nhằm tìm kiếm, giới thiệu và phổ biến các ý tưởng, mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các em học sinh, sinh viên qua đó tạo ra những thay đổi tích cực về nhận thức và hành động của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ đối với môi trường.
Các tác phẩm tham dự gồm ý tưởng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, mô hình kèm theo tập trung vào các nội dung như tiết kiệm năng lượng; sản phẩm thân thiện với môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; tái chế, xử lý rác thải, nước thải, khí thải; giải pháp về mặt chính sách, giáo dục môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và bảo vệ môi trường. |
VLXD.org (TH)
Ý kiến của bạn