Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Cát, Đá, Sỏi

Thanh Hóa: Khuyến kích sản xuất cát nhân tạo

12/05/2023 - 09:40 SA

Trong bối cảnh trữ lượng cát tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, cũng như khai thác cát đang gây tác động tiêu cực đến môi trường, việc đầu tư dây chuyền sản xuất cát nghiền nhân tạo từ nguồn nguyên liệu đá thải tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế; cung cấp cho thị trường sản phẩm thân thiện với môi trường.

Công ty TNHH Hoàng Tuấn (Khu công nghiệp Hoàng Long, TP. Thanh Hóa) được UBND tỉnh Thanh Hóa giao khai thác mỏ đá tại xã Hà Tân (Hà Trung). Trước đây, trong quá trình khai thác một lượng lớn đá vụn thải ra bị bỏ đi, vừa lãng phí tài nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường. Năm 2019, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo từ nguyên liệu đá để tạo ra sản phẩm cát sạch chất lượng cao. Dây chuyền áp dụng theo công nghệ Nhật Bản, tổng nguồn vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng với công suất đạt 150.000 tấn/năm. Đây là dây chuyền sản xuất cát nhân tạo đồng bộ, nguyên liệu đá thải được đổ vào máy cấp liệu rung, sau đó được tách ra ngoài theo băng chuyền về khu vực máy đập thô và tiếp tục được đưa vào máy kẹp hàm và máy nghiền phản kích. Sau công đoạn nghiền, đá sẽ được sàng phân loại theo các kích cỡ khác nhau, rồi chuyển qua máy nghiền cát. Quá trình này làm cho vật liệu va đập chuyển động tương hỗ với tốc độ cao, ma sát giữa các nguyên liệu tạo thành sản phẩm cát thô. Nguyên liệu đã qua máy nghiền cát chuyển lại máy sàng rung để tiếp tục sàng lọc, các hạt cát sàng lọc đủ độ nhỏ theo tiêu chuẩn sẽ qua băng tải chuyển đến máy rửa để làm sạch trước khi xuất xưởng.

Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH Hoàng Tuấn Bùi Việt Hùng cho biết, cát nhân tạo có những tính chất đặc biệt như hạt đồng đều hơn, có thể điều chỉnh modun và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau. Loại cát nhân tạo cũng cho phép tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình. Từ khi sản xuất cát nhân tạo đơn vị chủ động được nguồn cát, sản xuất vật liệu xây dựng bê tông thương phẩm.

Theo Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, Thanh Hóa sẽ phát triển các sản phẩm cát nhân tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng. Mục tiêu đến năm 2025 sử dụng tối thiểu 30% cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng để thay thế cát tự nhiên; năm 2030 sử dụng tối thiểu 40% cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp.
 

Sản xuất cát nhân tạo tại Khu công nghiệp Hoàng Long, TP. Thanh Hóa.
 

Để phát triển cát nhân tạo, ngày 17/7/2021, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND về Chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Nghị quyết 20). Theo đó, các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh bắt đầu thực hiện và hoàn thành việc đầu tư mới hoặc đổi mới toàn bộ công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo (cát nghiền) trong khoảng thời gian từ ngày nghị quyết có hiệu lực đến ngày 31/12/2025. Máy móc, thiết bị được đầu tư mới hoặc đổi mới toàn bộ phục vụ sản xuất cát nhân tạo phải mới 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; có công suất thiết kế > 50 tấn/giờ; sản phẩm cát nhân tạo phải được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải sản xuất và tiêu thụ được ít nhất 75.000 tấn cát (tương đương khoảng 50.000m³) tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Mức hỗ trợ 30% tổng giá trị đầu tư, bao gồm: chi phí mua sắm máy móc, thiết bị; chi phí chuyển giao kỹ thuật, công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa không quá 5 tỷ đồng/tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Trưởng phòng Quản lý công nghệ, Sở KH&CN Phạm Thị Thanh Hương cho biết, ngay sau khi Nghị quyết 20 ra đời, Sở KH&CN đã ban hành Quyết định số 779/QĐ-SKHCN về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 20 và giao nhiệm vụ triển khai từng nội dung của nghị quyết cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở. Đồng thời, yêu cầu các phòng, ban, đơn vị triển khai chính sách đến các địa phương, tổ chức, cá nhân và hướng dẫn việc xây dựng hồ sơ hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, Sở KH&CN cũng đã tiến hành khảo sát, lập cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có khả năng và điều kiện để thụ hưởng chính sách.

Nghị quyết 20 là chính sách mới, được xây dựng trên cơ sở tính toán kỹ các điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân liên quan. Vì vậy, các chính sách cụ thể được đề ra trong nghị quyết này là tương đối khả thi, điều kiện rõ ràng; công nghệ được ứng dụng thuộc Quyết định 38 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đặc biệt, nghị quyết này sẽ được triển khai thực hiện trong 5 năm nên sẽ có thời gian để đánh giá hiệu quả và tính phù hợp của các mô hình cũng như chính sách. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp của tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chỉ mới đầu tư dây chuyền sản xuất cát thô, chưa có kinh phí đầu tư dây chuyền sản xuất cát mịn dùng để xây và trát. Trong khi đó, thị trường sử dụng cát nhân tạo còn hạn chế, bà Hương cho biết thêm.

Qua khảo sát của Sở Xây dựng, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 168 mỏ, khu mỏ đá vôi trên địa bàn 23 huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện để sản xuất cát nghiền nhân tạo với trữ lượng 600 triệu m³. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 12 dự án đã và đang đầu tư sản xuất cát nghiền với công suất thiết kế khoảng 1,135 triệu m³/năm; có khả năng thay thế trên 50% tổng sản lượng cát tự nhiên. Các sản phẩm cát nghiền sản xuất trên địa bàn tỉnh đang áp dụng TCQG 9205:2012, đủ điều kiện để sử dụng đại trà và được công bố giá. Cát nghiền có ưu điểm là loại bỏ được tạp chất, hạt đều, có khả năng thay thế được cát tự nhiên trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trộn bê tông và sản xuất gạch không nung, giá thành lại thấp hơn cát tự nhiên từ 10.000 - 20 nghìn đồng/m³.

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị sản xuất cát nhân tạo, Phó Trưởng phòng Quản lý Vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng Nguyễn Hữu Đức cho biết, việc hỗ trợ sản xuất cát nhân tạo là giải pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu cát xây dựng và làm giảm nhu cầu sử dụng cát tự nhiên, làm giảm hiện tượng khai thác cát trái phép gây sạt lở lòng sông, đảm bảo an ninh - trật tự tại các địa phương có mỏ cát tự nhiên. Thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục hướng dẫn, kêu gọi các đơn vị đầu tư lắp đặt máy nghiền cát (cát bê tông và cát xây trát) tiến tới thay thế sử dụng cát tự nhiên trong công trình xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp với công suất được cấp phép khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng cát trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.
 

VLXD.org (TH/ Báo Thanh Hóa)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng