Hội
thảo nhằm tăng khả năng cho các nhà đầu tư tiềm năng và doanh nghiệp
vừa và nhỏ tiếp cận được nhiều hơn và bền vững hơn các nguồn tài chính
để đầu tư ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung.
TS
Nguyễn Đình Hậu, Giám đốc Dự án, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học & Công
nghệ - Bộ Khoa học & Công nghệ, cho biết dự án nhằm tăng cường chính
sách, hướng dẫn tiêu chuẩn cho việc sản xuất và sử dụng gạch không
nung; nâng cao kiến thức và tăng cường năng lực của các cơ sở sản xuất
và các nhóm đối tượng tiềm năng sử dụng gạch không nung; nâng cao khả
năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư tiềm năng trong
việc tiếp cận nguồn vốn với lãi xuất phải chăng để thực hiện các dự án
gạch không nung; trợ giúp kỹ thuật trong việc trình diễn phát triển các
dây chuyền sản xuất gạch không nung và sử dụng các sản phẩm trong các dự
án xây dựng mới.
Trong năm 2015, Bộ Khoa học & Công nghệ
phối hợp với Bộ Xây dựng đánh giá lại thực trạng thị trường gạch không
nung; rà soát lại cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn cần hoàn
thiện, bổ sung; phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước lựa
chọn công nghệ gạch không nung tiên tiến, v.v…
Đánh giá về ưu
điểm của
vật liệu không nung, ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật
liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng, cho hay vật liệu không nung ít thải khí độc
hại; sử dụng ít nhiên liệu mà chủ yếu dùng phế thải làm nguyên liệu,
giảm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu than. Vật liệu không nung lại nhẹ, có
khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
TS Nguyễn Đình Hậu: Mức giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp ước tính là 383 ktonnes CO2 trong 5 năm thực hiện dự án.
Chính
vì vậy “Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung để thay thế
gạch đất sét nung tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh
lương thực, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm
môi trường, giảm tác hại đến sức khỏe con người”, ông Bắc đánh giá.
Theo
bà Louise Chamberlain, Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên
Hợp quốc tại Việt Nam, sử dụng vật liệu không nung sẽ ít ảnh hưởng đến
môi trường, ví dụ điển hình là dự án ngôi nhà xanh Liên Hợp quốc tại Hà
Nội được cải tạo thành một tòa nhà mới theo tiêu chuẩn "xanh".
Dự
án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” hết sức
quan trọng sẽ góp phần xanh hóa ngành xây dựng ở Việt Nam, giúp giảm
thiểu biến đổi khí hậu, đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh”, bà
Louise Chamberlain nhấn mạnh.
Dự án tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam do UNDP
tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu
(GEF) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1686/QĐ-TTg ngày 19/9/2014 nhằm mục tiêu cắt giảm tỷ lệ tăng hàng năm
mức phát thải khí nhà kính bằng cách giảm dần việc sử dụng nhiên liệu
hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua việc tăng cường sản xuất, mua
bán và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam.
Dự án sẽ được triển khai với 4 hợp phần, bao gồm: Hỗ trợ chính sách đối với việc phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung; xây dựng năng lực kỹ thuật để ứng dụng, vận hành sản xuất gạch không nung và sử dụng các sản phẩm gạch không nung; hỗ trợ tài chính bền vững cho việc ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung; trình diễn công nghệ sản xuất gạch không nung, đầu tư nhân rộng.
Dự án có tổng hạn
mức vốn là 38.880.000 USD (trong đó vốn do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF)
viện trợ không hoàn lại là 2.800.000 USD, còn lại là vốn đối ứng trong
nước), được thực hiện trong 5 năm (2014-2019) do Bộ Khoa học & Công
nghệ là cơ quan chủ quản và Vụ Khoa học & Công nghệ các ngành kinh
tế - kỹ thuật là chủ Dự án.
Khi tham gia dự án, các doanh nghiệp sẽ được hưởng một số lợi ích như: Được hỗ trợ tư vấn chính sách đầu tư, sản xuất và sử dụng gạch không nung; được hỗ trợ đào tạo kỹ thuật về lập dự án đầu tư, thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì nhà máy sản xuất gạch không nung; hỗ trợ chuyển giao công nghệ; được tư vấn vay vốn ưu đãi từ Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam, hoặc vay vốn Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank).
|
Mai Anh (VLXD.org)